Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Cà Mau: Nâng cao nhận thức cộng đồng ngư dân về quản lý rác thải nhựa đại dương

14:08 10/01/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Sở TN&MT Cà Mau vừa có Báo cáo số 09/BC-STNMT gửi Bộ TN&MT về kết quả thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.

Theo đó, trong năm 2024 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện ven biển tổ chức tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa đối với biển và đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khoẻ cộng đồng trong các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới trên địa bàn tỉnh năm 2024. 

Cụ thể, các đơn vị đã treo 52 băng rôn, 30 áp phích, 50 cờ phướn tại nơi công cộng, các tuyến đường chính, trụ sở cơ quan làm việc với các chủ đề: “Hiểu biết sâu sắc hơn về đại dương”, “Quản lý, sử dụng bền vững không gian biển”; “Nỗ lực thay đổi để bảo vệ đại dương, vì một đại dương xanh và bền vững” làm điểm nhấn tuyên truyền; cấp phát 1.300 túi vải cấp cho người dân khu vực ven biển nhằm tuyên truyền, vận động người dân sử dụng túi vải thay túi nilon, góp phần giảm thiểu rác thải, cải thiện môi trường sống…

Đặc biệt, tỉnh đã đã kêu gọi đầu tư siêu thị thông minh ở địa bàn dân cư đông (Bách hóa xanh đã đầu tư và hoạt động ở thị trấn Cái Đôi Vàm); các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về tác hại của túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần; vận động người dân, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thay đổi việc sử dụng túi nilon trong hoạt động kinh doanh, mua bán mà tìm sản phẩm khác thay thế ít gây ô nhiễm môi trường hơn.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức hoạt động lồng ghép vào nhiệm vụ các kế hoạch thực hiện phát triển du lịch hằng năm và công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới. Trong đó, chú trọng việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân, đặc biệt là các khu điểm du lịch ven biển thực hiện các giải pháp thu gom, phân loại, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa từ các hoạt động ở ven biển và trên biển. 

Nhiều hoạt động góp phần cải thiện môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường biển, bảo vệ sự sống trong lành.

Các Khu điểm du lịch ven biển (Khu du lịch Mũi Cà Mau và Khu du lịch Khai Long, Khu du lịch Hòn Đá Bạc) thực hiện tốt việc thu gom, bố trí các thùng chứa rác ở khu vực tập trung đông người, dọc các tuyến đường nội bộ và bố trí lực lượng lao động thường xuyên thu gom, vệ sinh sạch sẽ; rác được vận chuyển đến bãi rác tập trung ở xã, không để rác thải nhựa phát tán ra môi trường biển, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường. 

Khu Du lịch Mũi Cà Mau bố trí các mô hình lồng khung lưới thép khuyến cáo khách du lịch tự bỏ rác thải nhựa vào và bán cho các cơ sở thu mua tái chế ở địa phương. Các phương tiện thủy vận chuyển khách du lịch được tuyên truyền và có ý thức, thực hiện thu gom rác thải, khuyến cáo khách du lịch không xả rác ra ngoài mặt nước, sông rạch.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng ngư dân về quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thuỷ sản 16 lớp/758 lượt người tham dự. Xây dựng in ấn, cấp phát 3.000 Poster hướng dẫn phân loại rác thải nhựa, 3.000 Sổ tay các quy định về quản lý rác thải nhựa đại dương. Thiết kế túi lưới đựng rác thải nhựa gắn trên tàu cá khai thác thuỷ sản có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên, và cấp phát 200 túi lưới/200 tàu cá (mỗi tàu cá 01 túi lưới) tại thị trấn Sông Đốc.

Về thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa từ các hoạt động ở khu vực ven biển và trên biển, UBND các huyện ven biển: Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân, U Minh, Trần Văn Thời ban hành các Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn huyện; các Kế hoạch được tuyên truyền rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng trên địa bàn huyện… góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi đối với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương, đồng thời thực hiện quyền, nghĩa vụ tham gia bảo vệ đại dương, góp phần phục hồi các hệ sinh thái biển, bảo tồn tài nguyên môi trường biển, cải thiện sức khỏe môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Đồng thời, các địa phương đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các hoạt động công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt ở khu vực ven biển: tổ chức các hoạt động thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa; ngăn ngừa, giảm thiểu việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và hoạt động trên biển, xã hội hóa trong công tác thu gom, hợp đồng với Công ty thu gom rác thải sinh hoạt vận chuyển về Nhà máy xử lý rác thải ở Cà Mau… 

Tuy nhiên, theo Sở TN&MT trong công tác này còn một số khó khăn, hạn chế do hiện nay, nguồn rác thải nhựa trên biển là rất lớn, đây là một trong những nguồn thải tác động đến môi trường khu bảo tồn biển, vấn đề này đã Luật hoá trong Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm hạn chế rác thải nhựa đại dương. Tuy nhiên, chưa quy định cụ thể về kiểm soát các nguồn thải từ đất liền ra biển và trên biển; không giao cho cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn hoặc quy định bắt buộc cho các thể trong việc phân loại, thu gom… nhất là quy định đối với các chủ tàu cá khai thác thuỷ sản; chưa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quản lý thực hiện kiểm soát. Do đó, Cà Mau đề nghị có văn bản trung ương cụ thể hoá trong công tác quản lý rác thải nhựa đại dương

Bên cạnh đó, thói quen sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa 01 lần của người dân đang khiến cho lượng rác thải nhựa gia tăng, do tính tiện dụng, giá thành thấp, dễ tìm mua. Do đó, việc thay đổi thói quen này cần có lộ trình thực hiện trong thời gian dài.

Sở TN&MT cho rằng, cần tiếp tục tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân, nhất là cộng đồng dân cư ven biển, ngư dân trong việc sử dụng, xử lý rác thải nhựa; thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường; thúc đẩy các hoạt động thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa trong sinh hoạt và trong các hoạt động sản xuất.

Đồng thời, xây dựng, thí điểm và nhân rộng các mô hình quản lý rác thải nhựa; vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện các quy định về thu gom và xử lý chất thải nhựa sinh hoạt từ nuôi trồng và khai thác thủy sản, giảm thiểu việc thải bỏ, làm thất lạc ngư cụ khai thác thủy sản.

Sở cũng đề xuất cơ quan chức năng trung ương hỗ trợ, phối hợp điều tra, phân tích, đánh giá hiện trạng rác thải nhựa, nguồn thải nhất là phạm vi vùng biển ngoài khơi làm cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu về rác thải nhựa đại dương của tỉnh Cà Mau…

Thúy Nhi

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)

Ban hành bộ chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

Bộ TN&MT vừa ban hành Thông tư 52/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2/2025.
Khánh Hòa: Phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường

Khánh Hòa: Phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, với phương châm không đánh đổi môi trường bằng sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trước mắt. UBND tỉnh Khánh Hòa đã luôn quan tâm chỉ đạo và có nhiều biện pháp, chính sách cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tỉnh nhằm triển khai các giải pháp phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường vì một tương lai xanh.

Tạo bước đột phá mới trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu về biển, mạnh về biển

Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên biển và hải đảo theo cách tiếp cận tổng hợp, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo và vùng. Đây là hai quy hoạch lần đầu tiên được lập ở Việt Nam, là quy hoạch đa ngành, tích hợp, có ý nghĩa chiến lược toàn diện, định hướng cho các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian biển theo hướng bền vững.

Người đang online: 61

Lượt truy cập: 42,279

Chung nhan Tin Nhiem Mang