Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Đầu tư chế biến khoáng sản giảm ô nhiễm môi trường

08:00 20/12/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Ngày nay, khoa học công nghệ đã thúc đẩy đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong trong quá trình chế biến, khai thác khoáng sản góp phần nâng cao tỷ lệ thu hồi, giảm tổn thất tài nguyên. Điều này đã góp phần quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng với biển đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa các-bon.

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch khoáng sản) được Chính phủ ban hành đã đặt ra nhiều yêu cầu về hàm lượng công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản. Trong mục tiêu, định hướng của Quy hoạch khoáng sản đã nêu rõ là phải phát triển lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản gắn với khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, gắn với quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh đầu tư, khai thác chế biến đồng bộ hiệu quả với công nghệ hiện đại, phù hợp với xu hướng của thế giới.

Theo ông Đào Công Vũ, Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim, đến nay, tại Việt Nam, ngành khai thác, chế biến khoáng sản đã có nhiều nhà máy hiện đại, áp dụng khai thác tiên tiến với mức độ cơ giới hóa cao, tiến tới giảm sâu lao động thủ công,…

Với các yêu cầu mục tiêu phát triển ngành khoáng sản theo Quy hoạch khoáng sản, ông Đào Công Vũ hy vọng, các địa phương, các doanh nghiệp cùng phối hợp, hợp tác liên kết với tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ trong nước để cùng hình thành ngành khai thác, chế biến khoáng sản đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, phù hợp với xu thế thế giới theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Đầu tư công nghệ chế biến khoáng sản giảm ô nhiễm môi trường

Đồng tình với quan điểm cần tăng cường chế biến sâu trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, để tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm, hạn chế xuất thô trong Quy hoạch khoáng sản, theo ông Nguyễn Minh Đường - Chủ tịch Hội Tuyển khoáng Việt Nam cho biết, cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm gần đây ngành công nghiệp khoáng sản có nhiều thay đổi tích cực như: Đầu tư được nhiều nhà máy chế biến sâu khoáng sản quy mô lớn với công nghệ và thiết bị tiên tiến, tự động hóa cao, áp dụng chuyên đổi số trong quá trình điều hành sản xuất nhằm tăng năng lực sản xuất, tiết kiệm tài nguyên, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sản xuất. Tiêu biểu như: Các nhà máy tuyển than vùng Quảng Ninh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV); Nhà máy tuyển nổi quặng đồng và Nhà máy luyện đồng số 2 của Tổng Công ty khoáng sản TKV; các nhà máy tuyển quặng bôxít và chế biến Alumin tại Bảo Lộc - Lâm Đồng và Nhân Cơ Đắk Nông của Tập đoàn TKV,...

Cùng với đó, lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học về chế biến khoáng sản ở các đơn vị tư vấn, các viện nghiên cứu ngày càng nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, ngoài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tập đoàn, cấp cơ sở, các đơn vị này còn tham gia lập các dự án đầu tư, tự thiết kế hoặc tham gia liên danh nhà thầu thực hiện các gói thầu chính đối với các nhà máy chế biến khoáng sản quy mô lớn.

Đổi mới sáng tạo đối với ngành chế biến và sử dụng khoáng sản bao hàm nhiều vấn đề như: Bắt buộc các doanh nghiệp chế biến khoáng sản phải thay thế công nghệ lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến hiện đại, giảm tối thiểu lượng tiêu hao nguyên liệu và năng lượng, nâng cao tỷ lệ thu hồi khoáng sản có ích, thu hồi các khoáng sản đi kèm, áp dụng công nghệ ít hoặc không phế thải cũng như nghiên cứu chế biến để tận thu triệt để các khoáng sản có ích còn trong các bãi thải trước dây, thực hiện đúng các quy định, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, áp dụng chuyển đổi số trong quá trình điều hành sản xuất,...

Theo ông Nguyễn Minh Đường, để thực hiện được mục tiêu chế biến và sử dụng khoáng sản gắn với phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, việc đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành nhằm đáp ứng được yêu cầu mới rất cần thiết. Ngoài ra, cần phải cải tiến phương thức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực của ngành chế biến khoáng sản để có khả năng tiếp cận với các thành tựu khoa học và công nghệ mới, làm chủ các trang thiết bị nghiên cứu, phương tiện sản xuất hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

Việt Khang

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Quy định mới về đánh giá khoáng sản cát biển, đất hiếm

Quy định mới về đánh giá khoáng sản cát biển, đất hiếm

Nhiều quy định mới liên quan đến điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm, khoáng sản cát biển sẽ chính thức có hiệu lực ngay từ đầu năm 2025.

Hoàn thiện chính sách, khơi thông nguồn lực tài nguyên khoáng sản

Năm 2024, Ngành Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã tổ chức thực hiện và hoàn thành khối lượng công việc rất lớn góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia. Bước sang năm 2025, ngành tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thi hành Luật Địa chất và Khoáng sản đồng bộ, hiệu quả, đồng thời tiếp tục triển khai và hoàn thiện các đề án địa chất quan trọng được Chính phủ giao.
Kinh tế tuần hoàn trong khai thác khoáng sản: Mở ra triển vọng phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn trong khai thác khoáng sản: Mở ra triển vọng phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn trong khai thác khoáng sản không chỉ là một yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên, mà còn là nhu cầu cần thiết cho phát triển bền vững của Việt Nam. Việc chuyển đổi sang mô hình này sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp khoáng sản phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả.

Người đang online: 5

Lượt truy cập: 42,279

Chung nhan Tin Nhiem Mang