Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

10 định hướng chính sách quan trọng trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước

01:20 15/01/2023

Chọn cỡ chữ A a  

Trên cơ sở tổng kết thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012, rà soát những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực thi; những bất cập, chồng chéo với các luật khác có liên quan; những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới và kết hợp với nghiên cứu xu thế phát triển quản lý tài nguyên nước và các kinh nghiệm quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất sửa đổi Luật Tài nguyên nước với 10 định hướng, chính sách, nội dung chính.

Một là, bổ sung các quy định nhằm phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả Trung ương và địa phương; làm rõ trách nhiệm quản lý tổng hợp thống nhất về tài nguyên nước với quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước (công trình thủy lợi, thủy điện, cấp nước đô thị, nông thôn, cấp nước công nghiệp dịch vụ, giao thông thủy...) để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trong quản lý nguồn nước; đồng thời giải quyết những chồng chéo, đan xen, xung đột, có lỗ hổng trong các luật.

Hai là, bổ sung các quy định nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn nước từ nước ngoài và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; quy định cụ thể về bảo vệ nguồn nước quan trọng cấp cho sinh hoạt; quy định về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, bảo vệ nguồn nước trong các hoạt động khai thác, sử dụng nước.

Ba là, bổ sung các quy định hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của nhà nước.

Bốn là, bổ sung các quy định nhằm đẩy mạnh xã hội hoá theo hướng những việc gì doanh nghiệp có thể làm được thì giao cho doanh nghiệp thực hiện, giảm nguồn lực đầu tư của nhà nước hướng tới nhà nước quản lý, doanh nghiệp thực hiện và dần dịch chuyển theo hướng nhà nước chỉ hoạch định, ban hành chính sách và hậu kiểm.

Năm là, bổ sung quy định về nguồn lực cho bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, trong đó quy định rõ các nguồn lực để thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn nước; làm rõ các hoạt động ưu tiên xã hội hoá, chính sách xã hội hoá trong bảo vệ, phát triển tài nguyên nước (Phục hồi các dòng sông, hồ, ao bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt; Xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, quan trắc, giám sát tài nguyên nước và hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước khác; Xây dựng công trình, biện pháp cải tạo, bảo vệ tạo cảnh quan ven sông, hồ; công trình, biện pháp bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; xây dựng, vận hành công trình điều hòa, điều tiết nguồn nước). Với quan điểm là phát triển kinh tế gắn liền với việc “đầu tư lại’’ trong công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, cải tạo cảnh quan, bảo tồn giá trị của hệ sinh thái liên quan đến nước. 

Sáu là, chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế thông qua các quy định về phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm của người sử dụng nước.

Bảy là, bổ sung, cập nhật quy định theo hướng kiểm soát toàn diện các hoạt động có ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước, đến ổn định lòng, bờ, bãi sông, hồ chứa, ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ môi trường, cảnh quan, hệ sinh thái ven sông,…

Tám là, bổ sung quy định về phân vùng chức năng nguồn nước, dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất; quy định nội dung giám sát, trách nhiệm giám sát và kết nối dữ liệu giám sát của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước theo hướng tự động liên tục hoặc định kỳ đảm bảo giám sát khai thác, sử dụng nước của công trình... nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước để bảo vệ số lượng, chất lượng của nguồn nước và bảo vệ các dòng sông.

Chín là, bổ sung nội dung về xác định các vùng, tiểu lưu vực, nguồn nước phải lập kế hoạch chi tiết sử dụng nước trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh. Để giải quyết hiệu quả các vấn đề cụ thể của từng lưu vực sông xảy ra ở tiểu lưu vực đang gặp phải như vấn đề hạn hán, ô nhiễm, suy thoái, lũ lụt,…tăng cường bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực.

Mười là, quy định trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành địa phương, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện xây dựng kịch bản ứng phó, điều hoà, phân bổ nguồn nước khi xảy ra hạn hán thiếu nước và thực hiện điều hòa, phân phối nguồn nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng.

Như vậy, sau 10 năm triển khai thực hiện, mặc dù đạt được những thành tựu quan trọng, song thực tế quản lý tài nguyên nước vẫn còn nổi lên nhiều tồn tại, bất cập và hạn chế. Cần thiết phải sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên và đáp ứng các yêu cầu quản lý tài nguyên nước trong giai đoạn mới, hướng đến bảo đảm an ninh nguồn nước.

Ngoài các nội dung, chính sách cơ bản cần sửa đổi, bổ sung nêu trên, việc rà soát, sửa đổi các quy định của các luật khác có liên quan đến tài nguyên nước là rất cần thiết để giải quyết các chồng chéo, thiếu thống nhất, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong việc thực thi luật./.

CTTĐT

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)

Đề xuất bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ triển khai thực hiện của Luật Đất đai năm 2024, tạo điều kiện thuận lợi để Luật Đất đai đi vào cuộc sống và phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, hoàn thành và đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường được phân công xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi là dự thảo Nghị định). Đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng hoàn thành và đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị định. Dự thảo Nghị định đã đề xuất nhiều nội dung mới và sửa đổi một số nội dung quy định nhằm đảm bảo đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, đủ tính răn đe, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Tham gia góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 (trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định nêu trên.

Người đang online: 1

Lượt truy cập: 42,279

Chung nhan Tin Nhiem Mang