Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Bắc Cạn: Tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu

04:14 24/07/2020

Chọn cỡ chữ A a  

Tỉnh Bắc Kạn có lợi thế về rừng đầu nguồn, có tiềm năng tạo tín chỉ các-bon để trao đổi, mua bán trên thị trường, đồng thời có thể kết hợp phát triển du lịch xanh, thân thiện môi trường. Rừng đầu nguồn còn có tác dụng giữ nước, chống rửa trôi, sạt lở, ứng phó hiệu quả với thiên tại gia tăng do biến đổi khí hậu như lũ trong mùa mưa, thiếu nước trong mùa khô hạn, đồng thời chủ động hấp thụ khí CO2, góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Do vậy, Bộ TNMT ủng hộ Tỉnh phát huy lợi thế, tiềm năng từ rừng để triển khai các dự án thích ứng biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Tổ chức công tác ứng phó với biến đổi khí hậu

Sở Tài nguyên và Môi trường được UBND giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, trong đó gồm các nội dung: (i) Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương; hướng dẫn, điều phối việc tổ chức thực hiện; (ii) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi của Sở Tài nguyên và Môi trường trong các chiến lược, 10 chương trình, kế hoạch quốc gia về biến đổi khí hậu, các đề án, dự án, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu trong các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án biến đổi khí hậu trên địa bàn quản lý; (iii) Theo dõi, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với điều kiện tự nhiên, con người và phát triển kinh tế - xã hội để đề xuất các biện pháp ứng phó; (iv) Hướng dẫn thực hiện các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương; thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Ngày 31/8/2017, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND về ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nhằm bảo đảm sự quản lý thống nhất, liên ngành, tính đồng bộ, hiệu quả, có phân công trách nhiệm của từng cơ quan, địa phương trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, theo đó, Quy chế được ban hành quy định về trách nhiệm và công tác phối hợp quản lý nhà nước về KTTV và BĐKH trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Văn bản điều hành về biến đổi khí hậu

Tỉnh đã ban hành các văn bản sau: Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 03/6/2013 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW( khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 06/3/2013 của Ban Chấp hành Trung ương( khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Quyết định số 779/QĐ-UBND ngày 24/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 về kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 1931/QĐ-UBND ngày 23/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 783/QĐ-UBND ngày 07/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành khung Kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành khung Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu; Quyết định số 1635/QĐ-UBND ngày 28/9/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh (TTX) tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 749/KH-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về triển khai thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tỉnh Bắc Kạn có lợi thế về rừng đầu nguồn, có tiềm năng tạo tín chỉ các-bon để trao đổi, mua bán trên thị trường, đồng thời có thể kết hợp phát triển du lịch xanh, thân thiện môi trường. Rừng đầu nguồn còn có tác dụng giữ nước, chống rửa trôi, sạt lở, ứng phó hiệu quả với thiên tại gia tăng do biến đổi khí hậu như lũ trong mùa mưa, thiếu nước trong mùa khô hạn, đồng thời chủ động hấp thụ khí CO2, góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Do vậy, Bộ TNMT ủng hộ Tỉnh phát huy lợi thế, tiềm năng từ rừng để triển khai các dự án thích ứng biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

 

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
hình ảnh

Thúc đẩy hợp tác ASEAN trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Năm 2024, thực hiện phân công của Thủ tưởng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan.
hình ảnh

Nghiên cứu đầu tư thiết bị cảnh báo sớm lũ quét, lũ ống, sạt lở đất tại các khu dân cư có nguy cơ cao

Trong cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua, các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái đã xảy ra các vụ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Bộ TN&MT đã có văn bản trả lời kiến nghị của cư tri tỉnh Yên Bái. Trong đó, cử tri đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm nghiên cứu đầu tư thiết bị cảnh báo sớm lũ quét, lũ ống, sạt lở đất tại các khu dân cư có nguy cơ cao nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho người dân tại khu vực này.
hình ảnh

Thúc đẩy triển khai công tác phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo lộ trình

Theo kết quả thống kê của Bộ TN&MT, đến nay có 16 tỉnh, thành phố đã ban hành quy định cụ thể phân loại chất thải rắn sinh hoạt trong các văn bản quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn tại địa phương; 02 tỉnh đã có quy định về chất thải rắn nhưng nội dung phân loại được viện dẫn theo quy định của Luật BVMT; 10 tỉnh chưa ban hành thành văn bản quy phạm pháp luật mà việc phân loại được thực hiện theo các kế hoạch, đề án của tỉnh về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; 33 tỉnh chưa ban hành các quy định hoặc chưa kịp thời báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.

Người đang online: 8

Lượt truy cập: 103,630

Chung nhan Tin Nhiem Mang