Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác bảo vệ môi trường tỉnh Đắk Nong vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: cơ sở hạ tầng kỹ thuật về BVMT tại các KCN, CCN chưa được đầu tư đồng bộ; hầu hết các đô thị chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung; ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư chưa được giải quyết triệt để; môi trường nông thôn đang có nguy cơ gia tăng ô nhiễm do phát triển ngành nghề chăn nuôi. Để công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả. Dưới đây là một số nhiệm vụ tỉnh sẽ tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Thứ nhất, quan tâm tổ chức tốt việc thu gom và xử lý rác thải đô thị, nông thôn, nước thải trong sản xuất và sinh hoạt; tập trung xử lý và kiểm soát tình trạng phát sinh mới cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm cao, khu vực nhạy cảm, dự án đầu tư có công suất lớn tiềm ẩn nguy cơ tác động xấu đến môi trường để có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ.
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại các KCN, CCN, trong đó: đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải (XLNT) tập trung, đảm bảo việc đấu nối 100% nước thải của các cơ sở hoạt động trong KCN để xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thải ra môi trường; đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhân Cơ để đảm bảo đáp ứng tiến độ đầu tư Dự án điện phân nhôm; Chỉ cho phép chủ đầu tư KCN được tiến hành mở rộng sau khi đã hoàn thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình bảo vệ môi trường
Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giám sát thực hiện báo cáo ĐTM, Đề án BVMT, Kế hoạch BVMT cũng như các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các cơ sở sản xuất kinh doanh, khai thác chế biến khoáng sản (khai thác bauxite, chế biến Aluminum và luyện nhôm), chế biến nông lâm sản. Chỉ cấp phép đầu tư, xây dựng hoặc cho phép khởi công công trình xây dựng nhà máy đối với các dự án trong KCN khi đã có hồ sơ về môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận; thực hiện phân khu chức năng KCN đúng theo quy hoạch và báo cáo ĐTM, đảm bảo giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường xung quanh
Thứ tư, tổ chức đánh giá sức chịu tải của sông và ban hành hạn ngạch xả nước thải vào sông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; công bố thông tin về những đoạn sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải. Tổ chức đánh giá thiệt hại do ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông (một số thuộc hệ thống sông Đồng Nai).
Thứ năm, bố trí sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường đảm bảo chi cho các hoạt động quản lý nhà nước về môi trường; tăng cường nguồn lực đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải tại KCN, CCN và đô thị; Điều chỉnh và bố trí nguồn kinh phí có lộ trình để hoàn thiện hạ tầng xử lý môi trường tại các bãi chôn lấp. Sớm xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư riêng cho xử lý CTR