Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

04:10 14/07/2020

Chọn cỡ chữ A a  

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, tỉnh Hòa Bình đã ban hành 11 văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, phù hợp với thực tiễn của tỉnh, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phục vụ đổi mới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình.

Kết quả công tác quản lý nhà nước về đất đai

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, tỉnh Hòa Bình đã ban hành 11 văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, phù hợp với thực tiễn của tỉnh, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phục vụ đổi mới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành của tỉnh tự rà soát, kiểm ra văn bản do UBND tỉnh ban hành về lĩnh vực đất đai, kết quả rà soát có 8 văn bản quy phạm pháp luật về đất đai cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định của pháp luật mới. UBND tỉnh đã kịp thời sửa đổi, bổ sung đối với văn bản quy phạm pháp luật có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh Hòa Bình đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2018; Cấp huyện: Có 11/11 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện (từ năm 2016 - năm 2019) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, riêng kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện năm 2020 hiện đang thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về chuyển mục đích sử dụng đất: Đất trồng lúa: theo Nghị quyết số 96/NQ-CP, tỉnh Hòa Bình được phép chuyển mục đích sử dụng đất lúa là 4.291 ha, đến nay Tỉnh đã thực hiện được 888,55 ha (trong đó Thủ tướng Chính phủ đã cho phép chuyển mục đích sử dụng là 19,71 ha và Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình cho phép chuyển mục đích sử dụng là 868,84 ha). Đất rừng phòng hộ: theo Nghị quyết số 96/NQ-CP, tỉnh Hòa Bình được phép chuyển mục đích là 520 ha, đến nay Tỉnh đã thực hiện được 76,32 ha (trong đó Thủ tướng Chính phủ đã cho phép chuyển mục đích sử dụng là 0 ha và được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình cho phép chuyển mục đích sử dụng là 76,32 ha). Đất rừng đặc dụng: theo Nghị quyết số 96/NQ-CP, tỉnh Hòa Bình được phép chuyển mục đích 12 ha,  đến nay Tỉnh đã thực hiện được 8,30 ha (trong đó Thủ tướng Chính phủ đã cho phép chuyển mục đích sử dụng là 0 ha và được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình cho phép chuyển mục đích sử dụng là 8,30 ha).

Kết quả giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất kể từ ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay: Giao đất không thu tiền sử dụng đất 314,49 ha; Giao đất có thu tiền sử dụng đất, không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất 52,76 ha; Cho thuê đất 2.405,53 ha; Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 45,67 ha. Việc giao đất, cho thuê đất để sử dụng cho các mục đích trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ còn thấp so với kế hoạch đề ra. Do Một số dự án BT đã tạm dừng thực hiện theo Công văn số 9387/BTC-QLCS ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng- chuyển giao; Thị trường bất động sản phục hồi chậm, các dự án hạ tầng khu dân cư, dự án nhà ở đầu tư xây dựng xong không tiêu thụ được. Luật Đầu tư công ra đời đã quản lý nguồn vốn ngân sách chặt chẽ, tập trung đầu tư vào một số công trình cấp bách, trọng điểm phát triển hạ tầng xã hội, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 được giao thấp so với nhu cầu, dẫnđến vốn đầu tư thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng cho phát triển hạ tầng thấp.

Thu hồi đất: Tổng diện tích đất đã thu hồi 14.173,32 ha. Gồm có: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng 557,95 ha; Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai 46,61 ha; Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất 13.568,76 ha.

Về cơ bản, việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Về ban hành bảng giá đất: Trên cơ sở Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ quy định khung giá đất, Ủy ban nhân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 quy định bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020-2024; Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 17/3/2020 quy định hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh năm 2020.

Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: từ năm 2014 đến nay, tỉnh đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với 1.275 công trình, dự án; thực hiện thu hồi 557,96 ha đất các loại của 94 lượt tổ chức và 5.790 lượt hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ đã chi trả 1.457,1 tỷ đồng, trong đó, đã hoàn thành nhiều dự án trọng điểm như dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh đi quốc lộ 1 qua các huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình đi qua huyện Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình. Hiện nay, đang tập trung chỉ đạo công tác BTGPMB các dự án trọng điểm như dự án Hồ cánh Tạng, huyện Lạc Sơn, dự án cầu Hòa Bình 3 và đường dẫn, thành phố Hòa Bình, dự án cầu Hòa Bình 2, thành phố Hòa Bình. Đã bố trí tái định cư cho 181 hộ gia đình có đất ở bị thu hồi, công tác bố trí tái định cư cho các hộ thuộc khu vực sạt lở, có nguy cơ sạt lở được quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời.

Tài chính đất đai và đấu giá đất: Các nguồn thu từ đất đai khi thực hiện Luật Đất đai đến nay là 2.047.858 triệu đồng, bao gồm tiền sử dụng đất 1.463.365 triệu đồng, tiền thuê đất 366.631 triệu đồng, thuế sử dụng đất 37.170 triệu đồng, các loại phí, lệ phí từ đất đai 180.692 triệu đồng.

Tình hình tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất được 62 lượt khu đất, dự án, diện tích 57,77 ha, với 1.119 lượt tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá thành, nguồn thu có được từ hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất 577.700 triệu đồng.

Đo đạc, đăng ký đất đai: Đã thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính 413.394,22 ha đất (1.900.380 thửa) các loại cho các tổ chức hộ gia đình cá nhân, bao gồm: 384.876,00 ha đất của 130 đơn vị cấp xã (chưa tính đất của các Công ty nông, lâm nghiệp); 28.518,22 ha đất của các Công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh (trong đó có 22.776,91 ha đất của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình); 5.741,31 ha đất của các Công ty nông nghiệp (không tính Công ty TNHH Một thành viên Cửu Long đã giải thể).

Đăng ký đất đai bắt buộc theo quy định tại Điều 95 Luật Đất đai, được 2.279.024 thửa, gồm có 2.058.219 thửa đã cấp giấy chứng nhận và 220.806 thửa không phải cấp giấy chứng nhận. Cấp được 305.497,13 ha đất (927.000 giấy chứng nhận), gồm có cấp cho: Các tổ chức 6.802 giấy chứng nhận, diện tích 52.326,17 ha đất; các hộ gia đình, cá nhân 920.198 giấy chứng nhận, diện tích 253.170,96 ha.

Về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: đã triển khai thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện điểm tại huyện Tân Lạc đến nay đã hoàn thành, toàn bộ thông tin dữ liệu về đất đai tại 24 đơn vị cấp xã gồm 53.089,12 ha, với 353.822 thửa đất và 945.655 trang A4 đã nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu địa chính; về công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Yên Thủy, đang triển khai trên diện tích 28.890,50 ha và 142.806 thửa đất.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai được Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm và chỉ đạo thường xuyên, được tổ chức dưới nhiều hình thức như thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất hoặc phối hợp thanh tra, kiểm tra. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra việc quản lý sử dụng đất theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất; chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều đợt thanh tra đột xuất, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng đất, trọng tâm là việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người sử dụng đất, giảm số vụ, tính chất và mức độ vi phạm các quy định của pháp Luật Đất đai.

Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh như sau: Vi phạm pháp luật về đất đai xử lý 11/11 vụ; Khiếu nại, khiếu kiện về đất đai xử lý 140/140 vụ; Tố cáo về đất đai xử lý 103/103 vụ; Tranh chấp đất đai xử lý 12/12 vụ; Tòa án nhân dân giải quyết 1/1 vụ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết 11/11 vụ.

Về công tác kiểm kê đất đai, hiện nay, UBND tỉnh  Hòa Bình đã ký ban hành Quyết định  số 2416/QĐ-UBND, ngày 01/11/2019 về phê duyệt phương án kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 với tổng kinh phí là 21.502.043.000 đồng.

 Ngày 22 tháng 11 năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình có Công văn số 1894/UBND-NNTN báo cáo tiến độ thực hiện công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 (theo yêu cầu của Công văn số 5258/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 14/10/2019). Tính đến ngày 02/3/2020, UBND tỉnh Hòa Bình chưa có báo cáo nào bổ sung về tiến độ thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 (theo yêu cầu của Công văn số 663/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 13/02/2020).  Hiện nay, tỉnh Hòa Bình đang triển khai thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 ở cấp xã.

Tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Tiếp tục nghiên cứu, rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai đã ban hành để khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình tổ chức triển khai thi hành tại địa phương.

Tăng cường quản lý việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp sau khi được duyệt; hoàn thành báo cáo kết quả thưc hiện quy hoạch, kế hoạch sử dung đất theo Công văn số 1639/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai, tập trung rà soát, tái cấu trúc nghiệp vụ các thủ tục hành chính cấp độ 3, 4 để tổ chức triển khai tại địa phương, đồng thời tiến hành tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công của Bộ Tài nguyên và Môi trường; các thủ tục hành chính thực hiện trên môi trường điện tử đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai trên môi trường mạng. Tổ chức quản lý chặt chẽ dữ liệu hình thành trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.

Rà soát các trường hợp dự án đầu tư được miễn tiền sử dụng đất để thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đảm bảo kịp thời, hiệu quả, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố.

Tăng cường kiểm tra các tổ chức, đơn vị được nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả;

Đẩy mạnh công tác tạo quỹ đất sạch, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo nguồn thu từ đất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, phát hiện và xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cấp giấy chứng nhận; tập trung kinh phí, nguồn lực hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thành phố.

Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất, đặc biệt là việc kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận; thanh tra công vụ, phát hiện, xử lý nghiêm những tiêu cực của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ.

Chỉ đạo tập trung thực hiện dự án kiểm kê đất đai đảm bảo đúng quy định, chặt chẽ, hiệu quả./.

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
hình ảnh

Thúc đẩy hợp tác ASEAN trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Năm 2024, thực hiện phân công của Thủ tưởng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan.
hình ảnh

Nghiên cứu đầu tư thiết bị cảnh báo sớm lũ quét, lũ ống, sạt lở đất tại các khu dân cư có nguy cơ cao

Trong cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua, các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái đã xảy ra các vụ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Bộ TN&MT đã có văn bản trả lời kiến nghị của cư tri tỉnh Yên Bái. Trong đó, cử tri đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm nghiên cứu đầu tư thiết bị cảnh báo sớm lũ quét, lũ ống, sạt lở đất tại các khu dân cư có nguy cơ cao nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho người dân tại khu vực này.
hình ảnh

Thúc đẩy triển khai công tác phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo lộ trình

Theo kết quả thống kê của Bộ TN&MT, đến nay có 16 tỉnh, thành phố đã ban hành quy định cụ thể phân loại chất thải rắn sinh hoạt trong các văn bản quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn tại địa phương; 02 tỉnh đã có quy định về chất thải rắn nhưng nội dung phân loại được viện dẫn theo quy định của Luật BVMT; 10 tỉnh chưa ban hành thành văn bản quy phạm pháp luật mà việc phân loại được thực hiện theo các kế hoạch, đề án của tỉnh về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; 33 tỉnh chưa ban hành các quy định hoặc chưa kịp thời báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.

Người đang online: 3

Lượt truy cập: 103,574

Chung nhan Tin Nhiem Mang