Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

04:02 01/07/2020

Chọn cỡ chữ A a  

Hòa Bình nằm ở đầu nguồn của một số nguồn nước liên tỉnh và đang trên đà phát triển kinh tế, vì vậy các tác động của phát triển kinh tế - xã hội và khai thác sử dụng nước của tỉnh không chỉ tác động đến môi trường, nguồn nước trong phạm vi tỉnh mà còn tác động đến nguồn nước của các địa phương khác ở hạ du (nhất là với nguồn nước sông Đà trên lưu vực sông Hồng); mặt khác một số khu vực của tỉnh tương đối khó khăn về nguồn nước, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu, vì vậy cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh

Về tài nguyên nước mặt

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 32 sông với chiều dài trên 10 km trở lên theo Quyết định số 1989/QĐ-TTg, ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về Danh mục lưu vực sông liên tỉnh và Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về Danh mục lưu vực sông nội tỉnh. Đặc biệt có các sông lớn là sông Mã (chảy qua tỉnh Hòa Bình rồi đến CHDCND Lào rồi lại chảy qua tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam trước khi đổ ra biển); sông Đà (đổ vào sông Hồng), sông Bùi (đổ vào sông Đáy), sông Bôi và sông Lạng (đổ vào sông Hoàng Long); toàn tỉnh có khoảng 1.719 công trình thuỷ lợi.

Hiện trạng khai thác nguồn nước mặt: Tổng lượng nước khai thác, sử dụng nước mặt khoảng 245 triệu m3 (95% tổng lượng nước khai thác), nước dưới đất khoảng 12 triệu m3 (5%). Ngành nông nghiệp là ngành khai thác nước nhiều nhất (khoảng 218 triệu m3/năm, chiếm 85% lượng nước khai thác); nước dùng trong sinh hoạt và dịch vụ khoảng 23 triệu m3/năm (9%) và ngành công nghiệp khoảng 17 triệu m3/năm (6%).

Nhìn chung, tỉnh Hòa Bình chưa có nhiều khu công nghiệp, dịch vụ, vì vậy khai thác sử dụng nước và xả nước thải trên địa bàn tỉnh là không lớn so với các địa phương khác.

Về tài nguyên nước dưới đất

Nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình phân bố chủ yếu trong đất đá nứt nẻ có mức độ chứa nước từ trung bình đến nghèo phụ thuộc vào mức độ phát triển các khe nứt trong đá và một phần trong trầm tích bở rời phân bố ven sông, nước dưới đất trên địa bàn tỉnh toàn bộ là nước ngọt; trữ lượng tiền năng nước dưới đất khoảng 933.579 m3/ngày. Các tầng chứa nước phân bố chủ yếu ở khu vực thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn với diện tích khoảng 1.311 km2. Tổng lượng khai thác trên toàn tỉnh khoảng 50.000 m3/ngày đêm và đa phần là các công trình quy mô nhỏ, chủ yếu để cấp nước cho sinh hoạt. So với các địa phương khác trên cả nước thì Hòa Bình là tỉnh có nguồn nước dưới đất không lớn, khó có khả năng khai thác quy mô lớn (trừ một số khu vực phân bố đá vôi và vùng ven hồ Hòa Bình). Tuy nhiên, nước dưới đất vẫn là đối tượng khai thác sử dụng chủ yếu cho cấp nước sinh hoạt nông thôn, quy mô nhỏ lẻ.

Kết quả thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành được một số văn bản sau: Chỉ thị số 16/2006/CT-UBND ngày 24/8/2006 về tăng c­ường công tác quản lý tài nguyên nư­ớc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 02/5/2008 về việc Ban hành Quy định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. - Công văn số 599/UBND-ĐT ngày 29/4/2009 về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước. Quyết định số 2079/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình giai đạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025. Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND ngày 15/01/2018 về việc quy định quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại tỉnh Hòa Bình đã được quan tâm, chú trọng. Để quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành các kế hoạch về tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Nước thế giới  trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai công tác tuyên truyền; đồng thời thực hiện cấp phát áp phích tuyên truyền cho UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát sóng các phóng sự về nội dung tuyên truyền ngày nước thế giới và ngày KTTV thế giới... Các quy định của pháp luật về tài nguyên nước được tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ tài nguyên và môi trường cấp xã, huyện và tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

Một số kiến nghị để tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình nằm ở đầu nguồn của một số nguồn nước liên tỉnh và đang trên đà phát triển kinh tế, vì vậy các tác động của phát triển kinh tế - xã hội và khai thác sử dụng nước của tỉnh không chỉ tác động đến môi trường, nguồn nước trong phạm vi tỉnh mà còn tác động đến nguồn nước của các địa phương khác ở hạ du (nhất là với nguồn nước sông Đà trên lưu vực sông Hồng); mặt khác một số khu vực của tỉnh tương đối khó khăn về nguồn nước, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu, vì vậy cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

Thứ nhất, tăng cường công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh phù hợp với hệ thống văn bản theo Luật tài nguyên nước năm 2012 và tổ chức triển khai thực hiện văn bản tại địa phương.

Thứ hai, đánh giá việc triển thực hiện Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2025 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 2079/QĐ-UBND ngày 26/12/2012) và rà soát, điều chỉnh, tích hợp nội dung quy hoạch tài nguyên nước vào quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật quy hoạch;

Thứ bá, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; có kế hoạch bảo vệ các nguồn nước, nhất là các hồ chứa, sông liên tỉnh; và phòng ngừa tác hại (lũ quyét, sạt lở đất) do nước gây ra. 

Thứ tư, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất tại các khu vực có sự phân bố các tầng chứa nước karst (khu vực thành phố Hòa Bình, các thị trấn Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong...) để phòng chống việc ô nhiễm, sụt lún mặt đất; kiểm soát hoạt động khai thác nước dưới đất tại các xã có hàm lượng Asen lớn (như các xã Đoàn Kết (Yên Thủy); xã Đa Phúc, Nam Thượng...); tổ chức thực hiện lập và phê duyệt vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh theo quy định của Nghị định số 167/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Thứ năm, tăng cường bảo vệ rừng, kiểm soát chặt chẽ việc trồng bù rừng, trồng lại rừng đối với các dự án thủy điện; quản lý chặt chẽ việc xả nước thải gây ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh nhất là tại các Khu công nghiệp (như tại các khu công nghiệp Lương Sơn, KCN Yên Quang, huyện Lương Sơn; KCN Thanh Hà, KCN Mông Hóa, KCN Lạc Thịnh..).

Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi, tuân thủ pháp luật về tài nguyên nước đối với các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến pháp luật về tài nguyên nước đến người dân và tổ chức các lớp tập huấn về pháp luật tài nguyên nước cho cán bộ quản lý chuyên trách về tài nguyên nước ở cấp huyện, cấp xã.

Thứ bảy, tổ chức triển khai tốt các quy định về tài nguyên nước như: phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước theo Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ; xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo quy định tại Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/9/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; xác định và công bố dòng chảy tối thiểu trên các sông nội tỉnh theo quy định tại Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
hình ảnh

Thúc đẩy hợp tác ASEAN trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Năm 2024, thực hiện phân công của Thủ tưởng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan.
hình ảnh

Nghiên cứu đầu tư thiết bị cảnh báo sớm lũ quét, lũ ống, sạt lở đất tại các khu dân cư có nguy cơ cao

Trong cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua, các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái đã xảy ra các vụ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Bộ TN&MT đã có văn bản trả lời kiến nghị của cư tri tỉnh Yên Bái. Trong đó, cử tri đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm nghiên cứu đầu tư thiết bị cảnh báo sớm lũ quét, lũ ống, sạt lở đất tại các khu dân cư có nguy cơ cao nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho người dân tại khu vực này.
hình ảnh

Thúc đẩy triển khai công tác phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo lộ trình

Theo kết quả thống kê của Bộ TN&MT, đến nay có 16 tỉnh, thành phố đã ban hành quy định cụ thể phân loại chất thải rắn sinh hoạt trong các văn bản quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn tại địa phương; 02 tỉnh đã có quy định về chất thải rắn nhưng nội dung phân loại được viện dẫn theo quy định của Luật BVMT; 10 tỉnh chưa ban hành thành văn bản quy phạm pháp luật mà việc phân loại được thực hiện theo các kế hoạch, đề án của tỉnh về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; 33 tỉnh chưa ban hành các quy định hoặc chưa kịp thời báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.

Người đang online: 5

Lượt truy cập: 103,595

Chung nhan Tin Nhiem Mang