Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Tiềm năng lợi thế về khí hậu, thủy văn cần phát huy cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hòa Bình

03:54 10/07/2020

Chọn cỡ chữ A a  

Khí hậu tỉnh Hoà Bình chủ yếu mang đặc trưng của vùng khí hậu “Nhiệt đới gió mùa”, thể hiện 2 mùa nóng - lạnh rõ rệt trong năm. Thời gian luân chuyển giữa 2 mùa (mùa thu và mùa xuân) khá rõ ràng.

Mùa nóng: Trùng với mùa mưa lũ, nên có tính nóng - ẩm. Thường bắt đầu từ trung tuần tháng IV đến hết tháng X. Tổng lượng mưa mùa mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng: 1600 - 1700 mm, chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm.

Riêng vùng núi cao như: Mai Châu, Đà Bắc và Cao Phong mùa mưa thường đến muộn hơn và kết thúc cũng muộn hơn khoảng 5 - 10 ngày (biến trình mưa chậm pha hơn). Do thời tiết đầu và cuối mùa mưa thường có sự tranh chấp giữa các hệ thống hoàn lưu khí quyển. Nên còn tồn tại các trường phân kỳ hoặc hội tụ gió trên cao khá mạnh.

Vùng mưa lớn với tổng lượng mưa mùa, cũng như từng đợt và ngày mưa lớn nhất thường xảy ra ở 3 khu vực: Kim Bôi, Chi Nê và Yên Thuỷ. Ngược lại khu vực Mai Châu, Kỳ Sơn, thường xảy ra mưa ít hơn với lượng mưa thường nhỏ hơn. Còn các khu vực khác lượng mưa và diện mưa khá đều và ổn định. 

Mùa lạnh: Trùng với mùa khô kiệt, nên mang tính lạnh - khô. Thường bắt đầu từ tháng XI năm trước đến tháng IV năm sau, tổng lượng mưa thời kỳ này chỉ đạt khoảng: 150 - 250 mm, chiếm khoảng 10 % tổng lượng mưa năm. Đặc biệt, trong các tháng chính đông (tháng XII, I và II) tổng lượng mưa qua từng tháng và hầu khắp các nơi chỉ đạt xấp xỉ 30 mm. Thậm chí có những năm vào thời kỳ này một số nơi có từ 1 tháng đến 1 tháng rưỡi liên tục không mưa, hoặc chỉ có mưa nhỏ lượng không đáng kể (Mai Châu, Lạc Sơn). Đây cũng là thời kỳ khô hạn nhất trong năm.

Mạng lưới sông, suối ở Hòa Bình tương đối dày, bao gồm sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi, sông Lạng… Trữ lượng nước mặt rất lớn và lưu lượng dòng chảy cao do đặc điểm địa hình tương đối dốc.

Hòa Bình có nguồn tài nguyên nước rất dồi dào, tổng lượng nước hàng năm của các sông suối trong tỉnh đạt hơn 60 tỷ m3. Ngoài ra trong tỉnh ta cũng có lượng hồ chứa khá lớn, ngoài hồ chứa Hòa Bình do có đập thuỷ điện Hòa Bình, còn có 335 hồ chứa lớn nhỏ. Chỉ tính riêng hồ chứa có diện tích mặt nước trung bình từ 5 ha trở lên thì đã có 135 hồ phân bố ở khắp cá huyện thị trong tỉnh.

Với lợi thế về KTTV tỉnh Hòa Bình có nhiều lợi thế về phát triển Nông nghiệp, du lịch. Đặc biệt có diện tích các hồ lớn là điều kiện tốt để nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch sinh thái.

Những tồn tại, khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ

Là một tỉnh miền núi nằm ở vị trí giáp danh với các khu vực có hình thế thời tiết khác nhau, nên khí hậu ở một số nơi trong tỉnh có ảnh hưởng theo các khu vực như các vùng phía Bắc tỉnh chụi ảnh hưởng của khí hậu vùng Tây Bắc, phía đông và nam tỉnh ảnh hưởng khí hậu vùng Đông Bắc và Bắc Trung bộ, cho nên công tác dự báo, cảnh báo KTTV còn gặp nhiều khó khăn.

Mạng lưới trạm Khí tượng còn thưa nên còn gặp khó khăn trong dự báo thời tiết điểm, một số sông trong tỉnh còn chưa có trạm cơ bản nên không xây dựng được công cụ dự báo (Sông Bưởi, sông Lạng).

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
hình ảnh

Thúc đẩy hợp tác ASEAN trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Năm 2024, thực hiện phân công của Thủ tưởng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan.
hình ảnh

Nghiên cứu đầu tư thiết bị cảnh báo sớm lũ quét, lũ ống, sạt lở đất tại các khu dân cư có nguy cơ cao

Trong cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua, các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái đã xảy ra các vụ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Bộ TN&MT đã có văn bản trả lời kiến nghị của cư tri tỉnh Yên Bái. Trong đó, cử tri đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm nghiên cứu đầu tư thiết bị cảnh báo sớm lũ quét, lũ ống, sạt lở đất tại các khu dân cư có nguy cơ cao nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho người dân tại khu vực này.
hình ảnh

Thúc đẩy triển khai công tác phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo lộ trình

Theo kết quả thống kê của Bộ TN&MT, đến nay có 16 tỉnh, thành phố đã ban hành quy định cụ thể phân loại chất thải rắn sinh hoạt trong các văn bản quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn tại địa phương; 02 tỉnh đã có quy định về chất thải rắn nhưng nội dung phân loại được viện dẫn theo quy định của Luật BVMT; 10 tỉnh chưa ban hành thành văn bản quy phạm pháp luật mà việc phân loại được thực hiện theo các kế hoạch, đề án của tỉnh về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; 33 tỉnh chưa ban hành các quy định hoặc chưa kịp thời báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.

Người đang online: 5

Lượt truy cập: 103,630

Chung nhan Tin Nhiem Mang