Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Xử lý kiến nghị của UBND tỉnh Hải Dương

09:19 11/05/2020

Chọn cỡ chữ A a  

Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được Công văn số 3128/VPCP-QHĐP ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý kiến nghị của các địa phương, kèm theo bảng tổng hợp kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương: “đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục hành chính có tác động lớn về kinh tế - xã hội của các địa phương như chuyển đổi đất trồng lúa".

Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau:

Về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2071/BTNMT-VP ngày 15 tháng 4 năm 2020 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp ý trình Chính phủ ban hành Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại Điều 52, Điều 58 Luật Đất đai năm 2013; Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch (đã sửa đổi, bổ sung Điều 35 Luật Đất đai); Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 24/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về sửa đổi và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành, liên tịch ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục hành chính có tác động lớn về kinh tế - xã hội của các địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất với Chính phủ: đối với các dự án đầu tư công nằm trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật đất đai, đã có quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ mà phải chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc các dự án đầu tư công xây dựng các công trình hạ tầng, dự án trọng điểm của địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích theo thẩm quyền và quy định của pháp luật thì không phải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương, trừ trường hợp phải báo cáo Quốc hội theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và pháp luật về đầu tư.

Trên đây là ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi Quý Ủy ban để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đất đai./.

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
hình ảnh

Thúc đẩy hợp tác ASEAN trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Năm 2024, thực hiện phân công của Thủ tưởng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan.
hình ảnh

Nghiên cứu đầu tư thiết bị cảnh báo sớm lũ quét, lũ ống, sạt lở đất tại các khu dân cư có nguy cơ cao

Trong cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua, các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái đã xảy ra các vụ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Bộ TN&MT đã có văn bản trả lời kiến nghị của cư tri tỉnh Yên Bái. Trong đó, cử tri đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm nghiên cứu đầu tư thiết bị cảnh báo sớm lũ quét, lũ ống, sạt lở đất tại các khu dân cư có nguy cơ cao nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho người dân tại khu vực này.
hình ảnh

Thúc đẩy triển khai công tác phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo lộ trình

Theo kết quả thống kê của Bộ TN&MT, đến nay có 16 tỉnh, thành phố đã ban hành quy định cụ thể phân loại chất thải rắn sinh hoạt trong các văn bản quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn tại địa phương; 02 tỉnh đã có quy định về chất thải rắn nhưng nội dung phân loại được viện dẫn theo quy định của Luật BVMT; 10 tỉnh chưa ban hành thành văn bản quy phạm pháp luật mà việc phân loại được thực hiện theo các kế hoạch, đề án của tỉnh về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; 33 tỉnh chưa ban hành các quy định hoặc chưa kịp thời báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.

Người đang online: 5

Lượt truy cập: 103,595

Chung nhan Tin Nhiem Mang