Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Đấu giá thành công quyền khai thác quặng sắt khu vực Nam Phia Đăm, xã Bằng Thành và xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn

08:20 09/10/2018

Chọn cỡ chữ A a  

Thực hiện Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản được phê duyệt tại Quyết định số 1170/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2017, sáng ngày 28/9, tại Hà Nội, Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản BộTN&MT đã tổ chức cuộc đấu giá quyền khai thác quặng sắt khu vực Nam Phia Đăm, xã Bằng Thành và xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

Khu vực đưa ra đấu giá cách khoảng 6km về phía Tây Ủy ban nhân dân xã Bằng Thành, có diện tích 66,8ha, với tổng tài nguyên cấp 333 và cấp 334a là 478.105 tấn quặng Fe (khu vực chưa được thăm dò khoáng sản); không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn thống nhất về chủ trương triển khai công tác đấu giá tại Văn bản số 3123/UBND-CN ngày 05/7/2017; được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020, có xét đến năm 2030 tại văn bản số 557/TTg-CN ngày 26/4/2018.

Phát biểu tại buổi đấu giá, ông Đỗ Cảnh Dương, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng đấu giá cho biết, nhằm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoáng sản phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường đúng theo quy định của Luật khoáng sản năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lựa chọn quặng sắt khu vực Nam Phia Đăm, tỉnh Bắc Kạn để tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

 Theo ông Đỗ Cảnh Dương, các bước chuẩn bị cho cuộc đấu giá tuân thủ đúng các quy định của Luật đấu giá tài sản năm 2016; Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ; Thông tư Liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC ngày 09/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính; Thông tư số 16/2014/TT- BTNMT ngày 14/4/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các tổ chức, cá nhân được lựa chọn tham gia đấu giá là các tổ chức, cá nhân đáp ứng các tiêu chí tại hồ sơ mời đấu giá và đã thực hiện đúng quy chế đấu giá do Hội đồng đấu giá ban hành.

“Đây là cuộc đấu giá đầu tiên do Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành. Do đó, tôi đề nghị các thành viên Hội đồng làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, Đấu giá viên làm việc đúng quy định của Luật đấu giá tài sản và quy chế đấu giá. Đồng thời, yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá nghiêm túc thực hiện nội quy, quy chế đấu giá để cuộc đấu giá được thực hiện thành công” – Ông Đỗ Cảnh Dương nhấn mạnh.

Kết quả cuộc đấu giá, với giá khởi điểm: R = 2,0% (R là mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản), sau 02 vòng đấu giá, Công ty cổ phần Đầu tư khoáng sản TTC; Địa chỉ: Tổ 2, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã trúng đấu giá, với giá trúng đấu giá là: R = 2,7 % (Hai phẩy bảy phần trăm) tăng 35% so với giá khởi điểm.

Việc tổ chức thành công cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản là tiền đề tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, đổi mới cơ chế cấp phép hoạt động khoáng sản. Qua đó, quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các tác động đến môi trường. Đồng thời phát huy tiềm năng khoáng sản, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

CTTĐT

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Quy định mới về đánh giá khoáng sản cát biển, đất hiếm

Quy định mới về đánh giá khoáng sản cát biển, đất hiếm

Nhiều quy định mới liên quan đến điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm, khoáng sản cát biển sẽ chính thức có hiệu lực ngay từ đầu năm 2025.

Hoàn thiện chính sách, khơi thông nguồn lực tài nguyên khoáng sản

Năm 2024, Ngành Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã tổ chức thực hiện và hoàn thành khối lượng công việc rất lớn góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia. Bước sang năm 2025, ngành tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thi hành Luật Địa chất và Khoáng sản đồng bộ, hiệu quả, đồng thời tiếp tục triển khai và hoàn thiện các đề án địa chất quan trọng được Chính phủ giao.
Kinh tế tuần hoàn trong khai thác khoáng sản: Mở ra triển vọng phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn trong khai thác khoáng sản: Mở ra triển vọng phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn trong khai thác khoáng sản không chỉ là một yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên, mà còn là nhu cầu cần thiết cho phát triển bền vững của Việt Nam. Việc chuyển đổi sang mô hình này sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp khoáng sản phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả.

Người đang online: 3

Lượt truy cập: 42,279

Chung nhan Tin Nhiem Mang