Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Bộ TN&MT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Nghị định Quy định chi tiết một số Điều của Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm IV

00:00 11/12/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Nghị định Quy định chi tiết một số Điều của Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm IV.

Luật Địa chất và khoáng sản đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, theo đó hiệu lực thi hành được quy định tại Điều 110 như sau:

“Điều 110. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Điểm d khoản 1 Điều 6, Điều 72, Điều 73, Điều 74 và khoản 1 Điều 109 của Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025.

3. Điểm b khoản 2 Điều 111 của Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025 và thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này.

4. Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, các khoản 3, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 111 của Luật này.”.

Như vậy, Luật Địa chất và khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, tuy nhiên các điểm d khoản 1 Điều 6, Điều 72, Điều 73, Điều 74, khoản 1 Điều 109  và điểm b khoản 2 Điều 111 của Luật  Địa chất và khoáng sản sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025, sớm hơn 5,5 tháng. Do vậy, việc xây dựng và ban hành Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết các nội dung được Luật Địa chất và khoáng sản giao tại các điều khoản nêu trên cần thiết phải áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn để bảo đảm Nghị định, Thông tư được ban hành và có hiệu lực thi hành cùng với hiệu lực thi hành các điều khoản nêu trên của Luật.

Xét thấy tính cấp bách của việc xây dựng Nghị định và Thông tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong quá trình xây dựng, trình ban hành và ban hành Nghị định, Thông tư, cụ thể như sau:

Sự cần thiết và cơ sở pháp lý xây dựng, trình ban hành và ban hành Nghị định, Thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn

Ngày 29 tháng 11 năm 2024, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. Để giải quyết vấn đề rất cấp bách của thực tiễn trong thời gian vừa qua liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp (khoáng sản nhóm IV), đặc biệt là việc cấp giấy phép khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp cung cấp cho các dự án trọng điểm quốc gia, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 110 Luật Địa chất và khoáng sản quy định hiệu lực thi hành sớm đối với một số nội dung:

“2. Điểm d khoản 1 Điều 6, Điều 72, Điều 73, Điều 74 và khoản 1 Điều 109 của Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025;

3. Điểm b khoản 2 Điều 111 của Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025 và thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này.”.

Tại các Điều 73, Điều 74 Luật Địa chất và khoáng sản có quy định giao Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số nội dung, cụ thể:

- Khoản 5 và khoản 6 Điều 73 quy định:

“5. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản nhóm IV; quy định việc xử lý đối với phần khoáng sản dôi dư quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.

6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết điểm a khoản 1, điểm d khoản 2 và điểm h khoản 4 Điều này.”.

- Khoản 2 và khoản 3 Điều 74 quy định:

“2. Chính phủ quy định cơ quan thẩm định; quy định thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, việc gia hạn, điều chỉnh, trả lại, thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, điều chỉnh, trả lại, thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV.

3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, mẫu văn bản của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV.”.

Vì vậy, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phải sớm ban hành Nghị định, Thông tư quy định chi tiết các nội dung được giao tại Điều 73 và Điều 74 nêu trên. Nghị định và Thông tư này phải có hiệu lực từ ngày 15 tháng 01 năm 2025 để đồng bộ với các quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6, Điều 72, Điều 73, Điều 74 và khoản 1 Điều 109 Luật Địa chất và khoáng sản.

Ngày 02 tháng 12 năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 8432/BTNMT-KSVN lấy ý kiến Bộ Tư pháp về việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc xây dựng, ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Địa chất và khoáng sản về khoáng sản nhóm IV. Bộ Tư pháp đã có ý kiến đồng thuận tại Công văn số 7075/BTP-VĐCXDPL ngày 06 tháng 12 năm 2024.

Từ các nội dung nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị xây dựng và trình ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm IV và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số Điều của Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm IV theo trình tự, thủ tục rút gọn đối với “trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn” quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020.

Theo đó tên văn bản: Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm IV; Thông tư quy định chi tiết một số Điều của Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm IV.

Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của văn bản

a) Đối với Nghị định của Chính phủ

- Phạm vi điều chỉnh: quy định chi tiết việc gia hạn, điều chỉnh, trả lại, thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; cơ quan thẩm định, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, điều chỉnh, trả lại, thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; việc bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản nhóm IV; việc xử lý đối với phần khoáng sản dôi dư quy định tại điểm d khoản 2 Điều 73 Luật Địa chất và khoáng sản; thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV.

- Đối tượng áp dụng: Nghị định áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại Nghị định trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Đối với Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Phạm vi điều chỉnh: quy định chi tiết việc khảo sát, đánh giá thông tin chung đối với khoáng sản nhóm IV, việc lập phương án khai thác khoáng sản nhóm IV; quy định mẫu giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, mẫu văn bản của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, mẫu báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản nhóm IV.

- Đối tượng áp dụng: Thông tư áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại Thông tư trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nội dung chính của văn bản

a) Đối với Nghị định của Chính phủ: Ngoài các điều khoản chung, các điều khoản thi hành, dự kiến Nghị định sẽ có các điều khoản quy định về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; cơ quan thẩm định hồ sơ; thành phần hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định, trình, phê duyệt hồ sơ và trả kết quả giải quyết hồ sơ đối với việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; điều kiện xem xét gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; các trường hợp thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; việc bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản nhóm IV; việc xử lý đối với phần khoáng sản nhóm IV dôi dư trong trường hợp cấp giấy phép khai thác cho các tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản.

Bên cạnh các nội dung quy định chi tiết một số điều của Luật Địa chất và khoáng sản nhóm IV, Nghị định sẽ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 22 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản (quy định về các tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản). Cụ thể, Nghị định bổ sung điểm h vào khoản 1 Điều 22 như sau: “h. Khu vực khoáng sản nhóm IV được khoanh định để xem xét, cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, lựa chọn là nhà thầu thi công dự án quan trọng quốc gia, dự án đầu tư công khẩn cấp, công trình, hạng mục công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật về đầu tư công; thực hiện biện pháp huy động khẩn cấp để kịp thời ứng phó với tình huống khẩn cấp về thiên tai, thi công công trình phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.”. Việc bổ sung thêm quy định này làm cơ sở pháp lý cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các khu vực khoáng sản nhóm IV để cấp giấy phép khai thác cho các tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, lựa chọn là nhà thầu thi công dự án, công trình quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Địa chất và khoáng sản, qua đó rút ngắn thời gian cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho các dự án, công trình trọng điểm, khẩn cấp, cấp bách.

b) Đối với Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Ngoài các điều khoản chung, các điều khoản thi hành, dự kiến Thông tư sẽ có các điều khoản quy định chi tiết việc khảo sát, đánh giá thông tin chung đối với khoáng sản nhóm IV, việc lập phương án khai thác khoáng sản nhóm IV; quy định mẫu giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, mẫu văn bản của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, mẫu báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản nhóm IV.

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm IV.

Cục Khoáng sản Việt Nam là cơ quan chủ trì xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Thông tư quy định chi tiết một số Điều của Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm IV.

Thời gian dự kiến trình ban hành Nghị định và Thông tư: Đầu tháng 01 năm 2025.

 Thời gian có hiệu lực của Nghị định và Thông tư

Ngày có hiệu lực là ngày 15 tháng 01 năm 2025.

Căn cứ, lý do đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn

Trong thời gian qua, việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do trình tự, thủ tục cấp phép được thực hiện theo quy định chung như đối với các loại khoáng sản khác dẫn đến thời gian cấp phép kéo dài, không đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và các địa phương nói riêng, đặc biệt là nhu cầu cung ứng vật liệu san lấp cung cấp cho các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án khẩn cấp, cấp bách. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc này, Luật Địa chất và khoáng sản đã quy định hiệu lực thi hành sớm từ ngày 15 tháng 01 năm 2025 đối các nội dung liên quan đến khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp (khoáng sản nhóm IV), bao gồm điểm d khoản 1 Điều 6, Điều 72, Điều 73, Điều 74.

Tại các Điều 73 và Điều 74 Luật Địa chất và khoáng sản có giao Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số nội dung. Do đó, trong thời gian ngắn cần phải ban hành Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để có hiệu lực đồng thời với các quy định tại các điều khoản nêu trên. Trường hợp không kịp ban hành các văn bản nêu trên có thể dẫn đến các quy định của Điều 73 và Điều 74 Luật Địa chất và khoáng sản khi có hiệu lực thi hành không thể triển khai thực hiện được trên thực tế do thiếu các quy định chi tiết.

Như vậy, việc xây dựng và trình ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm IV và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số Điều của Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm IV đủ tiêu chí để áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo “trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn” quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

CTTĐT

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Quy định mới về đánh giá khoáng sản cát biển, đất hiếm

Quy định mới về đánh giá khoáng sản cát biển, đất hiếm

Nhiều quy định mới liên quan đến điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm, khoáng sản cát biển sẽ chính thức có hiệu lực ngay từ đầu năm 2025.

Hoàn thiện chính sách, khơi thông nguồn lực tài nguyên khoáng sản

Năm 2024, Ngành Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã tổ chức thực hiện và hoàn thành khối lượng công việc rất lớn góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia. Bước sang năm 2025, ngành tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thi hành Luật Địa chất và Khoáng sản đồng bộ, hiệu quả, đồng thời tiếp tục triển khai và hoàn thiện các đề án địa chất quan trọng được Chính phủ giao.
Kinh tế tuần hoàn trong khai thác khoáng sản: Mở ra triển vọng phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn trong khai thác khoáng sản: Mở ra triển vọng phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn trong khai thác khoáng sản không chỉ là một yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên, mà còn là nhu cầu cần thiết cho phát triển bền vững của Việt Nam. Việc chuyển đổi sang mô hình này sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp khoáng sản phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả.

Người đang online: 4

Lượt truy cập: 42,279

Chung nhan Tin Nhiem Mang