Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Đánh giá tiềm năng khoáng sản lòng sông khu vực ĐBSCL phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội

05:00 17/12/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Cục Địa chất Việt Nam vừa kiến nghị Bộ TN&MT giao Cục Địa chất Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án “Điều tra, đánh giá tiềm năng cát, cuội, sỏi lòng sông vùng ĐBSCL phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội”.

Đề án nhằm đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên cát, cuội, sỏi lòng sông vùng ĐBSCL; đánh giá và phân vùng nguy cơ tai biến địa chất (sụt lún, sạt lở bờ sông) do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và tác động của hoạt động khai thác cát, cuội, sỏi lòng sông gây ra tại khu vực ĐBSCL; đề xuất quy hoạch thăm dò, khai thác cát, cuội, sỏi lòng sông bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, Cục Địa chất Việt Nam dự kiến sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp hiện trạng và quy hoạch thăm dò, khai thác cát, cuội, sỏi lòng sông vùng ĐBSCL; điều tra xác định tài nguyên, dự báo cát, cuội, sỏi lòng sông vùng ĐBSCL; đánh giá tài nguyên cấp 333 cát, cuội, sỏi lòng sông tại các khu vực có triển vọng, khoanh định các diện tích đủ điều kiện chuyển giao thăm dò, khai thác.

Bên cạnh đó, điều tra, đánh giá đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình, địa mạo, tai biến địa chất (lòng sông cổ, sụt lún, sạt lở bờ sông); xây dựng các mô hình xu thế xói lở, bồi tụ và cảnh báo nguy cơ tai biến địa chất (sụt lún, sạt lở bờ sông) có tính đến ảnh hưởng do hoạt động khai thác cát, cuội, sỏi lòng sông gây ra.

https://www.monre.gov.vn/Portal/PublishingImages/2024/12/4-17122024.jpg
Đánh giá tiềm năng khoáng sản lòng sông khu vực ĐBSCL phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội

Ngoài ra, xây dựng quy trình, đề xuất công nghệ theo dõi giám sát, kiểm tra việc thăm dò, khai thác cát, cuội, sỏi lòng sông theo công nghệ hiện đại, hiệu quả; xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên, trữ lượng cát, cuội, sỏi lòng sông vùng ĐBSCL kết nối với Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia.

Cục Địa chất Việt Nam mong rằng, Đề án được hoàn thành sẽ là cơ sở để khoanh định diện tích tiềm năng cát, cuội, sỏi trên các sông vùng ĐBSCL; đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách về cát (xây dựng, san lấp,..) cung cấp cho các Dự án, công trình trọng điểm quốc gia (cao tốc, cảng, khu công nghiệp,…) và đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ổn định, bền vững trong khu vực.

Đề án được kỳ vọng sẽ giúp các cơ quan quản lý, địa phương định hướng trong công tác quản lý, quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản cát, cuội, sỏi trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Đặc biệt, sau khi hoàn thành, Đề án sẽ góp phần đánh giá cơ chế bồi tụ, xói mòn liên quan đến việc khai thác cát, cuội, sỏi, từ đó xây dựng các giải pháp khai thác hợp lý, bền vững; đồng thời xây dựng quy trình công nghệ giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thăm dò, khai thác cát, cuội, sỏi lòng sông cho vùng ĐBSCL và cả nước.

 

Minh Khang

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Quy định mới về đánh giá khoáng sản cát biển, đất hiếm

Quy định mới về đánh giá khoáng sản cát biển, đất hiếm

Nhiều quy định mới liên quan đến điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm, khoáng sản cát biển sẽ chính thức có hiệu lực ngay từ đầu năm 2025.

Hoàn thiện chính sách, khơi thông nguồn lực tài nguyên khoáng sản

Năm 2024, Ngành Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã tổ chức thực hiện và hoàn thành khối lượng công việc rất lớn góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia. Bước sang năm 2025, ngành tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thi hành Luật Địa chất và Khoáng sản đồng bộ, hiệu quả, đồng thời tiếp tục triển khai và hoàn thiện các đề án địa chất quan trọng được Chính phủ giao.
Kinh tế tuần hoàn trong khai thác khoáng sản: Mở ra triển vọng phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn trong khai thác khoáng sản: Mở ra triển vọng phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn trong khai thác khoáng sản không chỉ là một yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên, mà còn là nhu cầu cần thiết cho phát triển bền vững của Việt Nam. Việc chuyển đổi sang mô hình này sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp khoáng sản phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả.

Người đang online: 58

Lượt truy cập: 42,279

Chung nhan Tin Nhiem Mang