Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Việt Nam – Na Uy: Chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp khoa học về dự báo hiểm họa biển

08:56 06/11/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Trong 3 ngày 5-7/11, tại Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Cơ quan Khí tượng Na Uy tổ chức Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Đây là một trong những hoạt động cụ thể nhằm triển khai Bản ghi nhớ hợp tác về nâng cao năng lực dự báo thời tiết và dịch vụ khí hậu giai đoạn 2024-2028 giữa Tổng cục KTTV và Cơ quan Khí tượng Na Uy.

Nhấn mạnh hội thảo diễn ra vào thời điểm tương đối đặc biệt, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường cho biết, ngay trong những những ngày này, nguy cơ bão trên biển, mưa lớn và sóng cao đang trực tiếp hiện hữu trên khu vực các tỉnh duyên hải miền Trung. Với những diễn biến thời tiết nguy hiểm như vậy, hội thảo có tính thực tiễn cao, đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác và chia sẻ các kinh nghiệm, giải pháp khoa học trong lĩnh vực khí tượng, hải dương của các chuyên gia đến từ cơ quan khí tượng Na Uy, góp phần phục vụ phòng tránh thiên tai, phát triển bền vững kinh tế - xã hội cho Việt Nam.

Trọng tâm là các phương pháp thống kê, giúp chúng ta hiểu quá khứ để phòng vệ tốt hơn cho tương lai. “Việc áp dụng các phương pháp thống kê trong dự báo nói chung, dự báo thiên tai có nguồn gốc từ biển nói riêng sẽ có tính khả dụng lớn đối với đội ngũ cán bộ dự báo viên khí tượng hải văn Việt Nam hiện nay” – ông Hoàng Đức Cường chia sẻ.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, bà Hilde Solbakken, Đại sứ Sứ quán Hoàng gia Na Uy tại Việt Nam cho biết: Na Uy và Việt Nam đều là những quốc gia ven biển với tiềm năng lớn trong nền kinh tế biển. Để hiện thực hóa tiềm năng này cần có kiến thức về quản lý hải văn và đổi mới sáng tạo, cũng như sự hợp tác giữa các bên.

Trong thập kỷ qua, mối quan hệ hợp tác giữa Cơ quan Khí tượng Na Uy và Tổng cục Khí tượng thủy văn rất đáng khích lệ. Trên cơ sở này, Tổng cục đã xây dựng nền tảng vững chắc cho mô hình dự báo biển. Việc này rất quan trọng đối với công tác quản lý rủi ro thiên tai, cũng như phát triển năng lượng gió ngoài khơi của Việt Nam.

Vừa qua, Quốc hội đã phê duyệt Quy hoạch không gian biển (MSP). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng phân vùng các hoạt động trên biển với cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái. Các dữ liệu và phân tích từ khí tượng thủy văn rất cần thiết cho công việc này, chẳng hạn như dữ liệu về sóng biển, mực nước và dự báo thời tiết biển. “Một nền kinh tế biển bền vững là điều mà tất cả chúng ta đều hướng tới” - bà Hilde Solbakken khẳng định.

Bà Hilde Solbakken, Đại sứ sứ quán Hoàng gia Na Uy tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Tại hội thảo, các chuyên gia của Na uy và Việt Nam chia sẻ kết quả ứng dụng mô hình dự báo sóng biển, dòng chảy đại dương tại Việt Nam trong năm qua; kinh nghiệm triển khai và nâng cao đào tạo về ứng dụng mã nguồn mở và sử dụng phương pháp thống kê trong dự báo biển. Trong khuôn khổ Chương trình diễn ra Hội thảo khoa học “Ngập lụt do nước dâng và sóng trong bão” thuộc Đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia “Nghiên cứu xây dựng bộ mô hình và quy trình công nghệ dự báo ngập lụt vùng ven biển do nước dâng và sóng trong bão”; và Hội thảo khoa học của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống dữ liệu tái phân tích trường sóng dựa trên mô hình số trị, kỹ thuật đồng hóa và các số liệu quan trắc phục vụ dự báo, cảnh báo sóng biển tại khu vực biển Việt Nam”.

Trong 10 năm qua, Bộ Ngoại giao Na Uy, Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy và Đại sứ quán Hoàng gia Na Uy tại Việt Nam đã tích cực hỗ trợ các hoạt động hợp tác giữa Tổng cục Khí tượng thủy văn và Cơ quan Khí tượng Na Uy, tập trung trong việc chia sẻ kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ mới để thử nghiệm dự báo sóng, dòng chảy; đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ, dự báo viên biển tại Tổng cục.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Trên cơ sở hợp tác này, 15 bài báo và bài trình bày đã được đăng tải, chia sẻ trên các tạp chí và hội thảo quốc tế. Thông qua các khóa đào tạo ngắn và trung hạn tại Na-Uy và Việt Nam, đội ngũ cán bộ Việt Nam đã triển khai, ứng dụng trực tiếp kiến thức, kỹ năng thu nhận được trong tác nghiệp hàng ngày tại Tổng cục Khí tượng hủy văn.

Năm 2023, Tổng cục Khí tượng thủy văn Việt Nam và Cơ quan khí tượng Na Uy tiếp tục ký kết bản ghi nhớ hợp tác (MoU) về Nâng cao năng lực dự báo thời tiết và dịch vụ khí hậu giai đoạn 2024-2028.

Khánh Ly

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo sớm xoáy thuận nhiệt đới

Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo sớm xoáy thuận nhiệt đới

Ngày 25/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn) đã tổ chức Hội thảo khoa học về ứng dụng trí tuệ nhân tao (AI) trong bài toán nhận dạng dự báo cảnh báo sớm xoáy thuận nhiệt đới trên Biển Đông, các vấn đề về thiết kế cơ sở dữ liệu lớn cho bài toán dự báo xoáy thuận nhiệt đới.
2024 - Một năm thiên tai hoành hành

2024 - Một năm thiên tai hoành hành

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đầu năm đến nay, trên phạm vi cả nước đã xảy ra tổng 18/22 loại hình thiên tai, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cả về người và tài sản.
Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 155/2024/NĐ-CP ngày 10/12/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.

Người đang online: 3

Lượt truy cập: 42,279

Chung nhan Tin Nhiem Mang