Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Vượt qua khó khăn, thách thức tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong công tác quản lý sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

07:12 08/12/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Để thực hiện thành công mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 -2025 và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục đổi mới tư duy hành động; chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành; dự báo, phản ứng chính sách kịp thời để vượt qua khó khăn, thách thức tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong công tác quản lý sử dụng tài nguyên, chủ động trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược các nước lớn gay gắt hơn; kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, nguy cơ suy thoái gia tăng; tình trạng lạm phát ở mức cao và chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất tiếp tục kéo dài ở nhiều quốc gia, nền kinh tế; hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng giảm sút; các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản gặp nhiều khó khăn; các vấn đề an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp. Các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và có thể tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi, tăng trưởng kinh tế của nước ta. Cùng với những hạn chế, bất cập nội tại đã kéo dài nhiều năm; tình hình thiên tai, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu diễn biến có thể phức tạp hơn, tác động ngày càng mạnh tới các hoạt động kinh tế, xã hội. Để thực hiện thành công mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 -2025 và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục đổi mới tư duy hành động; chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành; dự báo, phản ứng chính sách kịp thời để vượt qua khó khăn, thách thức tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong công tác quản lý sử dụng tài nguyên, chủ động trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Mục tiêu năm 2025

Phát huy tối đa các nguồn lực ngành tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển KTXH của đất nước; sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, chú trọng hiệu quả phát triển, hướng tới phát triển kinh tế xanh, bền vững. Thực hiện các Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội; các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế.

Các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu

Một là, tiếp tục nắm chắc tình hình, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện, rà soát chính sách, pháp luật để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, cải thiện môi tường đầu tư kinh doanh. Quán triệt và thể chế hóa kịp thời, chính xác, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là tiếp tục tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; quán triệt, tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát chặt chẽ tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật, hạn chế cơ bản và tiến tới chấm dứt tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết.

Hai là, hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi số, tập trung xây dựng Chính phủ điện tử trong ngành tài nguyên và môi trường. Thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, lĩnh vực. Tăng cường cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyển, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi cấp dưới gắn với trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường giám sát, kiểm tra. Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một số bộ phận cán bộ, công chức.

Ba là, thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Bốn là, tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, sớm hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, quản lý điều hành thông minh. Xây dựng Chiến lược tổng thể tài nguyên số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quốc gia, quan trọng của ngành tài nguyên môi trường và các dữ liệu lớn như quan trắc, khí tượng thủy văn, viễn thám, thông tin địa lý... để tạo lập, quản lý nguồn tài nguyên số về tài nguyên và môi trường, phục vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội.

Năm là, tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động đối ngoại, chú trọng triển khai công tác ngoại giao trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành, trong đó, trọng tâm là ngoại giao khí hậu và bảo vệ môi trường nhằm thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông chính sách, tạo đồng thuận xã hội.

Sáu là, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước, giảm thiểu tác động tiêu cực của hạn hán, xâm nhập mặn. Nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực như sau:

Phân bổ hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, nguồn lực từ đất đai phục vụ phát triển KTXH đất nước và địa phương; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư.

Tiếp tục xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Tổ chức triển khai toàn diện, hiệu quả công tác quản lý đất đai, cụ thể: Lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; thực hiện điều tra, đánh giá đất đai, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất; triển khai đo đạc, lập hồ sơ địa chính; kiểm kê đất đai năm 2024; Xây dựng, cập nhật, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai; Triển khai việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và giao dịch điện tử về đất đai; Thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đất đai... Trong đó, tập trung hoàn thiện, đưa vào vận hành hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai tập trung, thống nhất, đa mục tiêu, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực đất đai ở các đô thị, nâng cao các chỉ số: “Tiếp cận đất đai”, “Đăng ký đất đai” và “Chất lượng quản lý hành chính đất đai”. Kiểm soát chặt chẽ và công khai, minh bạch trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, hoạt động sản xuất và đời sống của người có đất thu hồi. Triển khai các mô hình tập trung, tích tụ đất đai phù hợp với điều kiện của từng địa phương; điều tra, cải tạo khắc phục tình trạng thoái hóa đất, suy giảm chất lượng đất.

Triển khai các giải pháp nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ khai thác bền vững tài nguyên nước, đảm bảo an ninh nguồn nước, giảm thiểu tác động tiêu cực của hạn hán, xâm nhập mặn.

Tổ chức triển khai thực hiện Luật tài nguyên nước năm 2023; thành lập và đưa các tổ chức lưu vực sông vào hoạt động. Tổ chức thực hiện tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia; giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước; thực hiện các giải pháp phòng, chống khô hạn, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Thực hiện các giải pháp tổng thể để tăng cường khả năng trữ nước của những vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Tổ chức triển khai có hiệu quả các cơ chế điều phối, giám sát liên ngành trong quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông với sự tham gia giám sát của cộng đồng. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng đối với chính sách, pháp luật về tài nguyên nước.

Hoàn thành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; rà soát, điều chỉnh các quy trình vận hành liên hồ chứa; xây dựng và công bố kịch bản nguồn nước trên lưu vực sông liên tỉnh; lập danh mục các nguồn nước mặt sông liên tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt trên phạm vi toàn quốc; triển khai thực hiện các quy hoạch về tài nguyên nước đã được phê duyệt.

Phát huy giá trị địa chất, nguồn lực khoáng sản cho phát triển kinh tế đất nước và địa phương

Tổ chức tuyên truyền, phố biến Luật địa chất và khoáng sản sau khi được Quốc hội thông qua, đồng thời, tổ chức xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật, bảo đảm có hiệu lực thi hành đồng bộ cùng với Luật.

Điều tra, đánh giá đầy đủ, thực chất tiềm năng tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản quan trọng, chiến lược; kiểm kê thực trạng nguồn lực tài nguyên khoáng sản đất nước để hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế; áp dụng phương pháp tiên tiến trong quản trị tài nguyên khoáng sản; tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, minh bạch công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là khai thác cát, sỏi lòng sông; tính tiền sử dụng số liệu, thông tin về kết quả điều tra, thăm dò khoáng sản của Nhà nước.

Triển khai chiến lược phát triển kinh tế biển, tăng cường nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản về biển để từng bước làm chủ biển khơi

Tăng cường các hoạt động điều phối trong quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Xây dựng Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về biển và hải đảo; triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu gắn với nhu cầu phát triển kinh tế biển của địa phương. Triển khai Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn biển thuộc hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đã được xác lập; điều tra, thu thập số liệu về đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại các vùng biển, ven biển, ven đảo; hoàn thiện dữ liệu các khu vực có tiềm năng làm cơ sở đề xuất thành lập mới các khu bảo tồn biển. Thực hiện các chương trình, đề án, dự án phục hồi và phát triển các hệ sinh thái san hô, thảm cỏ biển, đầm phá, bãi triều - cửa sông, rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven biển toàn quốc, trong đó ưu tiên các khu vực có tốc độ suy thoái nhanh.

Tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường; thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

Thực hiện kiểm soát, bảo vệ môi trường từ trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư, sàng lọc loại trừ các dự án công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều tài nguyên, tiêu hao năng lượng, các ngành nghề có nguy cơ ô nhiễm.

Phát triển công nghiệp môi trường, dịch vụ BVMT và tái chế chất thải. Thu hút đầu tư các khu tái chế, xử lý chất thải có tính liên vùng để nâng hiệu quả đầu tư, xử lý đồng bộ với công nghệ đảm bảo các tiêu chuẩn. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, kế hoạch khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, xây dựng hệ thống quan trắc về môi trường.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình cải thiện môi trường lưu vực sông. Phân vùng các khu vực bảo vệ môi trường đảm bảo chất lượng nguồn nước sinh hoạt. Bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái đặc hữu, mở rộng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan, sinh thái, di sản thiên nhiên.

Khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý về phân loại rác chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, cá nhân, định hướng cách thức quản lý chất thải; đẩy mạnh tổ chức triển khai công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Tiếp tục hiện đại hóa mạng lưới khí tượng thủy văn, nâng cao chất lượng công tác dự báo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai

Hiện đại hóa, tăng dày mạng lưới khí tượng thủy văn, trạm ra đa, mạng lưới quan trắc, hệ thống đo mưa,…bằng nguồn lực đầu tư của nhà nước, nguồn lực xã hội để phục vụ tốt công tác phân tích, dự báo thời tiết, cảnh bảo thiên tai nhất là dự báo xa; dự báo, cảnh báo kịp thời các hiện tượng thời tiết, thủy văn cực đoan, nguy hiểm phục vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Dự báo diễn biến dòng chảy, thủy văn, cảnh báo sớm chi tiết đối các đợt mưa lũ lớn để chỉ đạo vận hành an toàn hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hồ đập, đê điều. Thực hiện xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ dự báo khí tượng thủy văn. Ứng dụng công nghệ, xây dựng các mô hình, phương thức hiệu quả để truyền tin, cảnh báo thiên tai.

Tăng cường điều phối liên vùng, tạo cơ chế tài chính, đầu tư, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Chủ động giám sát, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; tổ chức vận hành thí điểm sau khi Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam được phê duyệt; thực hiện chương trình Hỗ trợ thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Hình thành các điều kiện cơ bản cho phát triển nền kinh tế xanh, ít chất thải, các bon thấp, kinh tế tuần hoàn. Nâng cao sức chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu của nền kinh tế thông qua nghiên cứu, dự báo các tác động để chủ động chuyển dịch quy mô lớn phù hợp với điều kiện tự nhiên và xu thế biến đổi của từng vùng.

Bổ sung, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia ở các tỷ lệ hiện đại đồng bộ, thống nhất trong cả nước trên đất liền, vùng biển và hải đảo Việt Nam

Xây dựng, hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống độ cao quốc gia; hoàn chỉnh hệ quy chiếu, hệ tọa độ quốc gia Việt Nam nhằm sớm công bố hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia theo quy định của Luật Đo đạc và bản đồ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương phục vụ quản lý lãnh thổ, phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và các nhu cầu khác của xã hội.

Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính; hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xác định ranh giới quản lý hành chính biển, đảo giữa các địa phương có biển; thực hiện công tác quản lý biên giới trên đất liền, phối hợp các Bộ, ngành, địa phương tham gia đàm phán, giải quyết các vấn đề với các nước có liên quan trên Biển Đông và thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu và thành lập bộ bản đồ chuẩn trên tuyến biên giới đất liền.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám trong công tác điều tra cơ bản về tài nguyên, hỗ trợ các ngành kinh tế - xã hội; theo dõi, thực hiện quy hoạch, giám sát biến động nguồn nước xuyên biên giới; giám sát về môi trường biến động diện tích đất rừng, biển, hải đảo, các khu vực có nguy cơ sạt lở,...

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giám sát và quản lý tài nguyên, môi trường bằng công nghệ viễn thám phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng.

Cập nhật dữ liệu viễn thám quốc gia và siêu dữ liệu viễn thám quốc gia phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội.

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)

Thường xuyên rà soát các văn bản tài nguyên và môi trường

Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm kịp thời phát hiện các văn bản tài nguyên và môi trường trái quy định pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó sẽ kịp thời đình chỉ thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản cũ.

Thống kê, biên soạn số liệu GDP kinh tế tập thể

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 291/QĐ-TTg ngày 14/2/2025 phê duyệt Đề án Nghiên cứu, thống kê, biên soạn số liệu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) loại hình kinh tế tập thể (Đề án).

Bộ TN&MT trả lời kiến nghị cử tri các tỉnh Hà Nam, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Phước, Nghệ An, Hà Tĩnh, TP. Hồ Chí Minh trước kỳ họp tháng 8 Quốc hội khóa XV

Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre do Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến tại Văn bản số 942/BDN ngày 06 tháng 11 năm 2024 về việc trả lời kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trả lời các kiến nghị cử tri các tỉnh Hà Nam, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Phước, Nghệ An, Hà Tĩnh, TP. Hồ Chí Minh gửi đến.

Người đang online: 5

Lượt truy cập: 104,728

Chung nhan Tin Nhiem Mang