Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Chính sách liên quan đến tài nguyên môi trường có hiệu lực từ đầu năm 2025

11:00 02/01/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Ngay trong những ngày đầu năm 2025, các quy định liên quan đến trách nhiệm tái chế với sản phẩm điện – điện tử, phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, thủ tục khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Trách nhiệm tái chế sản phẩm điện – điện tử

Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2025, các nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm điện – điện tử phải thực hiện trách nhiệm tái chế.

Các sản phẩm điện – điện tử bao gồm: tủ lạnh, tủ đông, thiết bị tự động cung cấp sản phẩm đông lạnh, máy bán hàng tự động; điều hoà không khí cố định, di động; máy tính bảng, máy tính xách tay; ti vi và màn hình máy tính, các loại màn hình khác; bóng đèn compact; bóng đèn huỳnh quang; bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại, lò nướng, lò vi sóng; máy giặt, máy sấy; máy ảnh, máy quay phim; thiết bị âm thanh (loa, amply); máy tính để bàn; máy in, photocopy; điện thoại di động; tấm quang năng. 

Tuy nhiên, nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm điện – điện tử sẽ không phải thực hiện trách nhiệm tái chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Sản xuất sản phẩm, bao bì để xuất khẩu; Tạm nhập, tái xuất sản phẩm, bao bì; Sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm (không vì mục đích thương mại);  Nhà sản xuất bao bì có doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của năm trước dưới 30 tỷ đồng; Nhà nhập khẩu bao bì có tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm trước dưới 20 tỷ đồng.

Sản phẩm điện – điện tử phải thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2025

Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 05/01/2025

Theo Nghị định 153/2024/NĐ-CP  quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải là bụi, khí thải công nghiệp xả ra môi trường phải được xử lý của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có nội dung cấp phép về xả khí thải (cơ sở xả khí thải).

Cơ sở xả khí thải bao gồm: Cơ sở sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu); Cơ sở sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ và hợp chất ni tơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết); Cơ sở lọc, hoá dầu; Cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; Cơ sở sản xuất than cốc, sản xuất khí than; Nhà máy nhiệt điện; Cơ sở sản xuất xi măng; Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác có phát sinh bụi, khí thải công nghiệp không thuộc các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP.

Cũng theo quy định mới, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn về hoạt động quan trắc khí thải, xác định lưu lượng khí thải, nồng độ chất thải gây ô nhiễm chịu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; Tổng hợp đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (nếu có) gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ.

Thủ tục khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải 

Theo Quyết định 2869/QĐ-BTC, thủ tục khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải ban hành kèm theo Quyết định 2869/QĐ-BTC như sau: Người nộp phí nộp hồ sơ tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (hoặc cơ quan được Bộ Công an, Bộ Quốc phòng giao tiếp nhận Tờ khai phí); hoặc nộp qua bưu chính và nộp qua môi trường điện tử trong trường hợp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phép và đáp ứng các quy định của pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử, chữ ký số, văn bản điện tử.

Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/1/2025

Người nộp phí nộp phí, tiền chậm nộp phí (nếu có) theo một trong các hình thức sau: Nộp theo hình thức không dùng tiền mặt vào tài khoản chuyên thu phí của tổ chức thu phí mở tại tổ chức tín dụng; Nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước; Nộp qua tài khoản của cơ quan, tổ chức nhận tiền khác với tổ chức thu phí (áp dụng đối với trường hợp thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính).

Quyết định 2869/QĐ-BTC công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực thuế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 5/1/2025.

Phạm Oanh

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Điều kiện cần và đủ để phát triển nhựa tái chế

Điều kiện cần và đủ để phát triển nhựa tái chế

Chất lượng các sản phẩm nhựa tái chế của Việt Nam ngày càng được khẳng định, và đã xuất khẩu sang nhiều thị trường “khó tính” nhất thế giới. Tuy nhiên, các sản phẩm này lại đang bị “thua” trên chính “sân nhà” do người tiêu dùng trong nước vẫn còn e dè và nghi nghờ về chất lượng các sản phẩm này.
Nguyễn Nga

Nguyễn Nga

Dù là chính sách mới và đang tiếp tục được hoàn thiện, nhưng EPR đã có những tác động tích, góp phần thay đổi thói quen sản xuất thông qua việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, tạo đà cho nền tái chế lớn mạnh, phát triển kinh tế tuần hoàn…
Sơn La: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt

Sơn La: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt

UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Công văn số 5526/UBND-KT về triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

Người đang online: 2

Lượt truy cập: 42,279

Chung nhan Tin Nhiem Mang