Được tổ chức vào ngày 2/2 hàng năm, Ngày Đất ngập nước Thế giới hướng tới nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của đất ngập nước đối với con người, thiên nhiên và văn hóa. Năm nay, với chủ đề "Bảo vệ Đất ngập nước vì Tương lai thịnh vượng”, Ngày Đất ngập nước Thế giới 2025 là lời nhắc về những lợi ích mà đất ngập nước mang lại cho đa dạng sinh học và phúc lợi của con người.
Đất ngập nước là một trong những hệ sinh thái có năng suất cao nhất thế giới và rất quan trọng đối với việc bảo tồn động vật hoang dã. Đất ngập nước giúp chúng ta ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ các nguồn nước ngọt quan trọng. Đất ngập nước cũng định hình nên nền văn hóa nhân loại trong nhiều thế kỷ và truyền cảm hứng cho sự sáng tạo của chúng ta. Do đó, con người cần những gìn giữ vùng đất ngập nước lành mạnh cho tương lai và cho phúc lợi của chúng ta.
Đất ngập nước được bảo vệ theo nhiều văn bản bảo tồn, nhưng chúng lại là một trong những hệ sinh thái được đánh giá cao nhất trên hành tinh.
Một điểm nổi bất khác đó là Ngày Đất ngập nước Thế giới năm nay có cùng chủ đề với Hội nghị lần thứ 15 của Hội nghị các Bên ký kết Công ước về Đất ngập nước (COP15), dự kiến diễn ra vào tháng 7 năm 2025 tại Mosi-oa-Tunya/Thác Victoria, Zimbabwe. Đây cũng là Di sản Thế giới của UNESCO, do Zimbabwe và Zambia đồng quản lý.
Chia sẻ về Ngày Đất ngập nước Thế giới 2025, với vai trò nước chủ nhà COP15 về Đất ngập nước, Ngài E. D. Mnangagwa, Tổng thống Cộng hòa Zimbabwe, kêu gọi: “Với chủ đề 'Bảo vệ Đất ngập nước vì Tương lai thịnh vượng chung’, chúng ta cần nhận ra vai trò quan trọng của đất ngập nước trong việc duy trì đa dạng sinh học, khả năng phục hồi khí hậu và an ninh nguồn nước. Trong thời gian chuẩn bị cho COP15, đã đến lúc chúng ta tái khẳng định cam kết bảo vệ các hệ sinh thái thiết yếu này. Đất ngập nước không chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng cho tương lai chung của chúng ta. Chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ và phục hồi chúng, đảm bảo lợi ích cho các thế hệ mai sau”.
Vùng đất ngập nước ở Vịnh Mont-Saint-Michel. (Ảnh: The Good Life France)Trong khuôn khổ hoạt động, UNESCO hỗ trợ công tác của Công ước Ramsar về bảo tồn và sử dụng hợp lý đất ngập nước. Nhiều vùng đất ngập nước không chỉ được công nhận là các khu Ramsar mà còn là Di sản Thế giới và Khu Dự trữ Sinh quyển của UNESCO. Các danh hiệu quốc tế có thể hỗ trợ việc bảo vệ đất ngập nước và cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên thường rất cần thiết để bảo vệ các giá trị của hệ sính thái này.
Trên thế giới, đã có nhiều hệ sinh thái đất ngập nước được công nhận, bao gồm:
Vịnh Mont-Saint-Michel (thuộc lãnh thổ Pháp) là một trong những nơi đươc nhận danh hiệu kép theo Công ước Ramsar và Di sản Thế giới. Đây là vùng đất ngập nước ven biển quan trọng cung cấp môi trường sống thiết yếu cho các loài chim di cư và hỗ trợ nghề cá địa phương. Sở hữu tu viện Benedictine theo phong cách Gothic độc đáo, khu vực này mang đến sự kết hợp tuyệt vời giữa văn hóa và thiên nhiên. Những nỗ lực bảo tồn đã giúp duy trì sự cân bằng tinh tế giữa môi trường tự nhiên của khu vực và các hoạt động của con người, mang lại sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương trong khi vẫn bảo tồn di sản văn hóa.
Công viên quốc gia Wood Buffalo (Canada) là nơi bảo vệ một trong những đồng bằng châu thổ lớn nhất thế giới. Vùng đất ngập nước này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của các hệ sinh thái xung quanh và cung cấp nguồn nước ngọt cho cộng đồng địa phương. Bằng cách bảo tồn vùng đất ngập nước của công viên, người dân bản địa và cư dân địa phương được hưởng lợi từ an ninh lương thực được cải thiện, bao gồm cả việc tiếp cận cá và động vật hoang dã.
Công viên quốc gia Banc d’Arguin (Mauritania) là vùng đất ngập nước ven biển quan trọng, cung cấp nơi trú ẩn cho các loài chim di cư, cá và các loài động vật hoang dã khác. Người dân địa phương được hưởng lợi từ sức khỏe của vùng đất ngập nước này, nơi duy trì nguồn cá và hỗ trợ sinh kế truyền thống của họ.
Đền thờ Thần đạo Itsukushima (Nhật Bản) và vùng đất ngập nước xung quanh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp tự nhiên của khu vực và là nơi linh thiêng của Thần đạo. Bằng cách bảo vệ vùng đất ngập nước, cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ sự thúc đẩy kinh tế của du lịch, đồng thời bảo tồn ý nghĩa văn hóa và tinh thần của cảnh quan đã định hình nên truyền thống của họ trong nhiều thế kỷ.