Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Quảng Bình: Lập kế hoạch quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2025 - 2030

15:00 05/02/2025

Chọn cỡ chữ A a  

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định số 235/QĐ-UBND ngày 03/02/2025 Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2025 – 2030.

Tập trung quản lý, giám sát một số nguồn thải chính 

Quyết định xác định rõ mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí. Theo đó, mục tiêu cụ thể là cải thiện chất lượng môi trường không khí, giảm phát thải đối với bụi lơ lửng, đảm bảo đến năm 2030 giá trị nồng độ bụi lơ lửng tổng số thấp hơn giới hạn cho phép của Quy chuẩn tại một số khu vực giao thông đô thị và cơ sở sản xuất công nghiệp (tương đương mức giảm tối thiểu 4-10%/năm). Kiểm soát, duy trì chất lượng môi trường không khí xung quanh đối với các thông số NO2, SO2, CO, H2S và NH3 bằng mức hiện tại.

Kiểm soát tốt các nguồn điểm, đến năm 2030, 100% cơ sở sản xuất công nghiệp trên toàn tỉnh có phát sinh bụi và khí thải phải được kiểm soát, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 100% cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính phủ; không phát sinh cơ sở gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng; tăng cường năng lực kiểm soát khí nhà kính. Đến năm 2030, phấn đấu 100% cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê theo Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg ngày 13/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn tỉnh.

 Kiểm soát tốt nguồn di động, đến năm 2030, thực hiện xoá bỏ 100% các loại xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, xe tự chế ba, bốn bánh trong khu vực đô thị; đẩy nhanh phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng. Ngoài ra, đến năm 2030, thực hiện phân loại rác tại nguồn đảm bảo tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt (đô thị và nông thôn) chôn lấp sau xử lý không quá 30%; dừng hoạt động đốt phế thải nông nghiệp sau thu hoạch trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu quả kiểm soát bụi, khí thải và tiếng ồn từ hoạt động dân sinh và xây dựng; 100% trang trại chăn nuôi có giải pháp xử lý chất thải rắn.

Về phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí, Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2025-2030, trong đó có sự ưu tiên nguồn lực, tập trung quản lý, giám sát một số nguồn thải chính tại các khu vực đô thị; khu vực nông thôn; Khu công nghiệp và cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng.

Ảnh minh họa

Các giải pháp trọng tâm 

Kế hoach cũng nêu rõ các giải pháp trọng tâm quản lý chất lượng môi trường không khí. 

Cụ thể, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng không khí. Ngoài các văn bản hướng dẫn ứng phó, xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư sử dụng nhiên liệu sạch, đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn để giảm phát thải khí thải.

Đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thực hiện lắp đặt, vận hành hệ thống xử lý khí thải đảm bảo đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường, đặc biệt là các cơ sở có phát sinh nguồn bụi, khí thải lớn, tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải….Không chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao không có giải pháp đảm bảo về môi trường; kiểm soát chặt chẽ việc thẩm định hồ sơ môi trường, chỉ cho phép các dự án đi vào hoạt động sau khi đã đầy đủ hồ sơ môi trường và vận hành các công trình xử lý chất thải đảm bảo quy định. Xử lý nghiêm các trường hợp đốt rác thải không đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường; Yêu cầu các cơ sở thuộc danh mục tại Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg ngày 13/8/2024 của Chính phủ về việc ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính (cập nhật) phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định…

Đối với kiểm soát nguồn di động, kiểm soát phát sinh khí thải định kỳ đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông (thực hiện theo lộ trình sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành).Phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng, phương tiện giao thông công cộng sử dụng điện và nhiên liệu sạch; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hình thành thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng của người dân.Kiểm soát chặt chẽ công tác đăng ký, đăng kiểm xe ô tô, xe mô tô 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới đảm bảo tiêu chuẩn khí thải mức 5.…

Các giải pháp trên được kết hợp với công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý chất lượng không kh; nâng cao năng lực phòng ngừa, cảnh báo ô nhiễm.

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch; thường xuyên đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện; đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch; xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cho giai đoạn tiếp theo…

K.Linh

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Quy chuẩn mới về khoảng cách an toàn môi trường đối với khu dân cư

Quy chuẩn mới về khoảng cách an toàn môi trường đối với khu dân cư

Bộ Tài nguyên và Môi trường mới vừa ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người.
Sơn La: Nâng cao hiệu quả phối hợp trong bảo vệ môi trường

Sơn La: Nâng cao hiệu quả phối hợp trong bảo vệ môi trường

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Sơn La đã ban hành và triển khai thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp trong quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Bước đầu, đã ghi nhận một số kết quả tích cực trên các mặt.
Quảng Ngãi: Phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường

Quảng Ngãi: Phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường

Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tính tới hết năm 2024, trên địa bàn có 8 doanh nghiệp gồm 9 cơ sở sản xuất, dịch vụ với 26 trạm quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và kết nối, truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi, giám sát.

Người đang online: 2

Lượt truy cập: 103,502

Chung nhan Tin Nhiem Mang