Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

02:29 08/12/2022

Chọn cỡ chữ A a  

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã ký tờ trình số 473/TTr-CP gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Thực hiện Kế hoạch số 329/KH-UBTVQH15 ngày 30/9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức  lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với những nội dung cụ thể như sau:

Mục đích của việc tổ chức lấy kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân trong việc tham gia xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi); tạo sự đồng thuận của Nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân trong việc sửa đổi Luật Đất đai. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Luật Đất đai và tổ chức thi hành Luật.

bo-truong-tran-hong-ha-luat-dd.jpg

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã ký Tờ trình số 473/TTr-CP gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Yêu cầu lần này của việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân được xác định là sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng, phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, nghiêm túc, thực chất, khách quan. Việc tổ chức lấy ý kiến với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia góp ý, hoàn thiện đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Nội dung lấy ý kiến Nhân dân phải toàn diện và có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số nội dung, chính sách lớn của dự án Luật, các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được dư luận quan tâm.

Ý kiến đóng góp của Nhân dân phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và báo cáo Quốc hội.

Việc lấy ý kiến Nhân dân cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thông tấn, báo chí trong trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến tham gia của Nhân dân ; không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Đồng thời, bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc lấy ý kiến Nhân dân.

Đối tượng lấy ý kiến là các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Các cơ quan nhà nước, tổ chức ở trung ương: các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước. Các cơ quan nhà nước ở địa phương: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác. Các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu.

Nội dung lấy ý kiến về toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được dư luận quan tâm.

Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân thông qua các hình thức: Góp ý trực tiếp bằng văn bản; Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; Thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các các cơ quan thông tấn báo chí; Điều tra xã hội học về nội dung chính sách và tác động các chính sách trong dự thảo Luật; và các hình thức khác phù hợp.

Theo Tờ trình, thời gian lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 03 tháng 01 đến ngày hết ngày 28 tháng 02 năm 2023.

Khương Trung

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)

Đề xuất bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ triển khai thực hiện của Luật Đất đai năm 2024, tạo điều kiện thuận lợi để Luật Đất đai đi vào cuộc sống và phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, hoàn thành và đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường được phân công xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi là dự thảo Nghị định). Đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng hoàn thành và đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị định. Dự thảo Nghị định đã đề xuất nhiều nội dung mới và sửa đổi một số nội dung quy định nhằm đảm bảo đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, đủ tính răn đe, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Tham gia góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 (trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định nêu trên.

Người đang online: 2

Lượt truy cập: 42,279

Chung nhan Tin Nhiem Mang