Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Thúc đảy thực hiện Thập kỷ Phục hồi hệ sinh thái và Khung đa dạng sinh học toàn cầu (GBF).

09:19 28/09/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Thập kỷ Phục hồi hệ sinh thái (HST), Khung đa dạng sinh học (ĐDSH) toàn cầu là cơ hội để chúng ta cùng nhau khẳng định quyết tâm, thay đổi nhận thức, thống nhất hành động, chủ động khắc phục những khó khăn, thách thức đặt ra nhằm ngăn chặn và đẩy lùi sự suy giảm ĐDSH, hướng tới xây dựng một tương lai “Sống hài hòa với thiên nhiên” vào năm 2050.

Tình hình thực hiện

Ngày 01/3/2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố Thập kỷ 2021 - 2030 là Thập kỷ Phục hồi hệ sinh thái (HST). Đây là lời kêu gọi tập hợp nhằm mục đích hỗ trợ và tăng cường các nỗ lực nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn và đảo ngược sự suy thoái của HST trên toàn thế giới và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phục hồi thành công các HST. Thập kỷ này chính thức được khởi động vào Ngày Môi trường thế giới 05/6/2021 và đã trở thành Chương trình nghị sự chung của các Điều ước, công ước quốc tế về đa dạng sinh học (ĐDSH). Các hành động để thực hiện “Thập kỷ Phục hồi HST” được Liên hợp quốc khuyến khích các quốc gia thực hiện bao gồm: (i) Thúc đẩy ý chí chính trị, huy động các nguồn lực, xây dựng năng lực, nghiên cứu và hợp tác khoa học và động lực phục hồi HST ở cấp toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương; (ii) Lồng ghép phục hồi HST vào các chính sách và kế hoạch phát triển của các quốc gia nhằm ngăn chặn sự suy thoái của HST biển và trên cạn, mất ĐDSH và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu; (iii) Xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch nhằm ngăn chặn các thảm họa HST suy thoái, phù hợp với luật pháp và ưu tiên quốc gia; (iv) Xây dựng và củng cố các sáng kiến phục hồi HST hiện có để mở rộng quy mô áp dụng các thực hành tốt; (v) Tạo điều kiện hợp tác toàn diện về cách thức đạt được các mục tiêu quốc tế và ưu tiên quốc gia thông qua việc phục hồi các HST; (vi) Thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm và thực hành tốt về bảo tồn và phục hồi HST.

Ngày 19/12/2022, tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học (COP15 CBD) đã thông qua Khung Đa dạng sinh học toàn cầu (GBF) Kunming - Montreal nhằm định hướng công tác bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH trên toàn cầu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Khung ĐDSH toàn cầu bao gồm 04 mục tiêu tổng quát, 23 mục tiêu cụ thể đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, trong đó nhấn mạnh: “Đến năm 2050, ĐDSH được thừa nhận, bảo tồn, phục hồi và sử dụng khôn khéo, thúc đẩy các dịch vụ hệ sinh thái, duy trì một hành tinh khỏe mạnh và mang lại lợi ích thiết yếu cho tất cả mọi người”. Các mục tiêu cụ thể đến 2030 tập trung vào việc giảm thiểu các mối đe dọa đến ĐDSH ở cả 03 cấp độ HST, loài, nguồn gen; đáp ứng nhu cầu của con người thông qua sử dụng bền vững và chia sẻ lợi ích liên quan đến việc sử dụng các giá trị của ĐDSH. Một số mục tiêu nổi bật đến năm 2030 như: Bảo tồn và quản lý hiệu quả ít nhất 30% diện tích đất liền, vùng nước nội địa, vùng ven biển và đại dương trên thế giới, chú trọng vào các khu vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với ĐDSH, chức năng và dịch vụ của HST, thông qua việc thành lập các khu bảo tồn và các biện pháp bảo tồn khác ngoài khu bảo tồn (mục tiêu 30x30); phục hồi hiệu quả ít nhất 30% diện tích các HST bị suy thoái, ít nhất 50% loài ngoại lai xâm lấn được diệt trừ hoặc kiểm soát tại các khu vực ưu tiên.

Để hưởng ứng “Thập kỷ Phục hồi HST” và thực hiện Khung ĐDSH toàn cầu, bên cạnh nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và các pháp luật khác có liên quan, trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách, cam kết để kịp thời cập nhật, thể chế hóa các nội dung, mục tiêu của Khung ĐDSH toàn cầu và hưởng ứng Thập kỷ phục hồi HST, trong đó nổi bật là:

Quốc hội đã sửa đổi, ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã bổ sung các quy định mới, có tính nguyên tắc về bảo vệ cảnh quan thiên nhiên quan trọng, thực hiện bồi hoàn ĐDSH, chi trả dịch vụ HST, đánh giá tác động ĐDSH trong đánh giá tác động môi trường nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm cân bằng sinh thái, bảo tồn ĐDSH và phát triển bền vững.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 15/01/2021 về việc phê duyệt chủ trương Việt Nam ủng hộ Cam kết của các nhà lãnh đạo thế giới về thiên nhiên nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh về ĐDSH trong khuôn khổ khóa họp lần thứ 75 của Đại hội đồng liên hợp quốc. Theo đó, cam kết cùng hành động khẩn cấp để đạt được mục tiêu “Chung sống hài hòa với thiên nhiên” thông qua một số hành động cụ thể như: Phát triển nền kinh tế xanh. (ii) Ủng hộ việc xây dựng và thực hiện Khung toàn cầu về ĐDSH; (iii) Nỗ lực giải quyết các vấn đề, thách thức có mối liên hệ với ĐDSH như tài nguyên đất, nước, suy thoái rừng và biển, sa mạc hóa, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu; (iv) Hoàn thiện chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu theo cam kết tại Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và thực thi hiệu quả đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC); (v) Tăng cường hoạt động chống các loại tội phạm xâm hại môi trường và các loài động vật hoang dã; (vi) Lồng ghép vấn đề ĐDSH vào các chính sách ngành dọc, liên ngành quan trọng của quốc gia như nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng, thương mại, du lịch; (vii) Tăng cường các giải pháp về tài chính và phi tài chính huy động nguồn lực, cải cách và chuyển đổi kinh tế để vừa cải thiện đời sống dân sinh vừa bảo vệ môi trường; (viii) Huy động sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội vào việc bảo vệ môi trường, ĐDSH.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 (tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28/01/2022), trong đó đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030, diện tích các KBT trên đất liền đạt 9% và từ 3 - 5% diện tích biển. Đến nay, Việt Nam đã thành lập 178 khu BTTN tổng diện tích khoảng 2,6 triệu ha (trong đó có 34 vườn quốc gia, 59 khu dự trữ thiên nhiên, 23 khu bảo tồn loài và sinh cảnh và 62 khu bảo vệ cảnh quan); 10 khu bảo tồn biển và vùng biển thuộc vườn quốc gia được thành lập và quản lý với diện tích 187.810,93 ha, chiếm khoảng 0,19% diện tích vùng biển tự nhiên; 03 hành lang ĐDSH với tổng diện tích 521.878,28 ha, nhằm phục hồi và duy trì tính liên kết của HST trong khu vực, bảo đảm dịch vụ HST rừng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng Trung Trường Sơn.

Giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thập kỷ Phục hồi HST, Khung ĐDSH toàn cầu là cơ hội để chúng ta cùng nhau khẳng định quyết tâm, thay đổi nhận thức, thống nhất hành động, chủ động khắc phục những khó khăn, thách thức đặt ra nhằm ngăn chặn và đẩy lùi sự suy giảm ĐDSH, hướng tới xây dựng một tương lai “Sống hài hòa với thiên nhiên” vào năm 2050. Một số định hướng ưu tiên cần thực hiện trong thời gian tới:

Một là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, quy định pháp luật về bảo tồn thiên nhiên, ĐDSH, nhất là về bảo vệ cảnh quan, phục hồi HST; tiếp tục gia tăng diện tích các HST tự nhiên được bảo vệ; áp dụng biện pháp bảo tồn hiệu quả tại khu vực ngoài khu bảo tồn thiên nhiên (OECM).

Hai là, tiếp tục tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng địa phương về ý nghĩa, vai trò của ĐDSH, cảnh quan thiên nhiên, từ đó có các hành động thiết thực để bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH; tăng cường sự tham gia của cộng đồng, người dân trong các hoạt động, các mô hình phục hồi HST tại các địa phương.

Ba là, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động gây tác động tiêu cực gây suy giảm ĐDSH, cảnh quan thiên nhiên; thúc đẩy các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, tiêu tốn ít nhiên liệu, năng lượng; phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, các-bon thấp, sinh thái, thân thiện với môi trường.

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
hình ảnh

Thúc đẩy hợp tác ASEAN trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Năm 2024, thực hiện phân công của Thủ tưởng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan.
hình ảnh

Nghiên cứu đầu tư thiết bị cảnh báo sớm lũ quét, lũ ống, sạt lở đất tại các khu dân cư có nguy cơ cao

Trong cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua, các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái đã xảy ra các vụ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Bộ TN&MT đã có văn bản trả lời kiến nghị của cư tri tỉnh Yên Bái. Trong đó, cử tri đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm nghiên cứu đầu tư thiết bị cảnh báo sớm lũ quét, lũ ống, sạt lở đất tại các khu dân cư có nguy cơ cao nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho người dân tại khu vực này.
hình ảnh

Thúc đẩy triển khai công tác phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo lộ trình

Theo kết quả thống kê của Bộ TN&MT, đến nay có 16 tỉnh, thành phố đã ban hành quy định cụ thể phân loại chất thải rắn sinh hoạt trong các văn bản quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn tại địa phương; 02 tỉnh đã có quy định về chất thải rắn nhưng nội dung phân loại được viện dẫn theo quy định của Luật BVMT; 10 tỉnh chưa ban hành thành văn bản quy phạm pháp luật mà việc phân loại được thực hiện theo các kế hoạch, đề án của tỉnh về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; 33 tỉnh chưa ban hành các quy định hoặc chưa kịp thời báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.

Người đang online: 6

Lượt truy cập: 42,279

Chung nhan Tin Nhiem Mang