Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Nhiều dấu ấn quản lý tài nguyên nước tại địa phương

09:06 20/01/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Năm 2024, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước các tại địa phương đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

Theo ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, trong năm 2024, các đơn vị quản lý tài nguyên nước đã trình cấp có thẩm quyền hoặc ký theo thẩm quyền hơn 5000 văn bản, trong đó có 1000 văn bản hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành địa phương, doanh nghiệp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ về quản lý tài nguyên nước, trách nhiệm của chủ giấy phép tài nguyên nước. Kết quả đã có chuyển biến rõ rệt, nhất là trong việc phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; danh mục hồ ao không san lấp; danh mục nguồn nước nội tỉnh; ban hành kế hoạch điều tra cơ bản; gửi báo cáo sử dụng nước; các chủ giấy phép khai thác..

Nổi bật, Sở TN&MT các tỉnh, thành phố cũng đã tích cực tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành để tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn; đã có 22/63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt quy hoạch tỉnh; có 50/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phê duyệt, công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh; 49/63 tỉnh, thành phố đã công bố danh mục nguồn nước cần phải lập hành lang bảo vệ; có 38/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt danh mục nguồn nước nội tỉnh; có 26/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện phê duyệt, công bố Danh mục phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Nhiều Hội nghị phổ biến Luật Tài nguyên nước được tổ chức trong năm 2024

Bên cạnh đó, các Sở TN&MT đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện có hiệu quả công tác cấp phép tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền. Thống kê sơ bộ, năm 2024, các địa phương đã cấp 1327 giấy phép tài nguyên nước, trong đó cấp 119 giấy phép thăm dò nước dưới đất; cấp mới 635 giấy phép khai thác nước dưới đất, gia hạn, điều chỉnh 142 giấy phép; cấp mới 335 giấy phép khai thác nước mặt, 48 giấy phép gia hạn, điều chỉnh và 28 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

Đặc biệt, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tài nguyên nước được các Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trong cả nước thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng với nhiều hình thức đã từng bước nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước.

Việt Anh

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)

Đất đai, khoáng sản, môi trường – những lĩnh vực thanh tra quan trọng năm 2025

Để chuẩn bị cho công tác thanh tra năm 2025, Bộ TN&MT đã ban hành Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Bộ TN&MT.

Phấn đấu chỉ số hiệu quả môi trường (EPI) đạt trên 55 vào năm 2030

Ban Cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Kế hoạch số 744-KH/BCSĐTNMT về việc thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Nghị quyết số 111/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chủ động thanh tra, phát hiện vi phạm về tài nguyên và môi trường

Chủ động thanh tra, phát hiện vi phạm về tài nguyên và môi trường

Công tác thanh tra ngành TN&MT hướng đến việc chủ động kiểm tra để kịp thời phát hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường. Công tác thanh tra không chỉ kiểm tra tuân pháp luật mà còn giúp phản ánh nhu cầu cuộc sống với cơ quan quản lý Nhà nước.

Người đang online: 12

Lượt truy cập: 103,808

Chung nhan Tin Nhiem Mang