Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Phổ biến Kế hoạch quốc gia về loại trừ các chất được kiểm soát

10:00 10/12/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Ngày 10/12, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu đã tổ chức Hội thảo “Phổ biến Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát”.

Hội thảo nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh trung hạn và dài hạn phù hợp Kế hoạch, đồng thời, cung cấp thông tin về chính sách, quy định pháp luật có liên quan tới các cơ quan, tổ chức. Gần 300 đại biểu đã tham dự trực tiếp và trực tuyến.

Yêu cầu bắt buộc trong nỗ lực toàn cầu

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Nguyễn Tuấn Quang cho biết: Năm 2024 đánh dấu mốc 30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna, Nghị định thư Montreal. Theo thống kê, đánh giá của Ban Thư ký Ô-dôn, Việt Nam đã loại trừ tiêu thụ 220 triệu tấn các-bon thông qua hoạt động loại trừ các chất được kiểm soát kể từ năm 1994 đến nay. Quốc tế đánh giá Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm cao; nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát.

Việt Nam cũng đã tham gia Liên minh Tăng cường hiệu quả làm mát do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc khởi xướng, Sáng kiến về quản lý vòng đời các chất Fluorocarbon do Nhật Bản khởi xướng và tham gia Cam kết làm mát toàn cầu. Mục tiêu nhằm giảm phát thải toàn cầu từ các hoạt động làm mát trong tất cả các lĩnh vực đạt ít nhất 68% vào năm 2050 so với năm 2022.

 

Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Nguyễn Tuấn Quang phát biểu tại Hội thảo

Triển khai Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát tại Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 11/6/2024. Kế hoạch tích hợp toàn diện các yêu cầu quản lý mới để triển khai thực hiện đồng bộ các cam kết quốc tế, sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-dôn và làm mát bền vững mà Việt Nam đã tham gia.

Để loại trừ 11,2 triệu tấn CO2tđ đến năm 2045, Kế hoạch đề ra lộ trình tương ứng với các mục tiêu cụ thể, bao gồm: Quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát; quản lý sản phẩm, thiết bị sử dụng các chất HCFC và HFC theo giá trị tiềm năng làm nóng lên toàn cầu; quản lý vòng đời các chất được kiểm soát và làm mát bền vững. Việc triển khai đầy đủ các lộ trình sẽ đảm bảo loại trừ dần các chất mà vẫn duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành nghề liên quan.

Trong đó, Việt Nam sẽ thực hiện tốt cam kết không sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ các chất; sản phẩm/thiết bị từ chất cấm. Thực hiện tốt lộ trình quản lý, loại trừ các chất HCFC nhằm không nhập khẩu và xuất khẩu từ năm 2040. Tăng cường thúc đẩy chuyển đổi công nghệ tiết kiệm năng lượng sử dụng các chất thay thế nhằm giảm dần lượng tiêu thụ các chất HFC, góp phần giảm đến 80% lượng tiêu thụ vào năm 2045. Chỉ nhập khẩu, sử dụng chất Methyl bromide cho mục đích khử trùng và kiểm dịch hàng xuất khẩu.

 

Gần 300 đại biểu tham dự hội thảo trực tiếp và trực tuyến

Doanh nghiệp phải đăng ký sử dụng

Chia sẻ về quy định pháp luật trong quản lý, loại trừ chất được kiểm soát, bà Nguyễn Đặng Thu Cúc, đại diện Cục Biến đổi khí hậu cho biết: Thực hiện theo đúng lộ trình, Việt Nam đã thực hiện quản lý loại trừ HCFC, và đối với HFC bắt đầu thực hiện từ năm 2024. Cơ sở sản xuất thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sử dụng chất được kiểm soát phải xây dựng lộ trình phù hợp để thay thế, loại bỏ chất được kiểm soát. Cơ sở sử dụng thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sử dụng chất được kiểm soát phải thực hiện quy định về thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và tiêu hủy theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng chất được kiểm soát thực hiện việc chuyển đổi công nghệ bảo vệ tầng ô-dôn được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định.

Theo quy định, doanh nghiệp buộc phải đăng ký đăng ký sử dụng chất được kiểm soát với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Số liệu từ Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường cho thấy, việc đăng ký bắt đầu triển khai từ năm 2022 và đến cuối tháng 11/2024, đã có 285 tổ chức hoàn tất thủ tục đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát. Doanh nghiệp được cấp phép có nghĩa vụ gửi báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/1 hằng năm.

 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Về quy định xuất nhập khẩu, theo bà Nguyễn Thị Hà Thanh, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan và Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan), sau khi đăng ký với Bộ TN&MT, doanh ghiệp Chỉ được thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu với các nước là thành viên của Nghị định thư Montreal. Riêng với nhập khẩu, chất Methyl bromide cần có thêm giấy phép của Bộ NN&PTNT. Còn các chất HCFC, HFC phải có thông báo phân bổ/thông báo điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch nhập khẩu.

Sau khi hoàn tất hồ sơ, phía hải quan sẽ kiểm tra các thông tin về tên hàng, mã số, mức thuế, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hoá, việc thực hiện chính sách thuế cùng với giấy phép và các chứng từ chuyên ngành, thực tế hàng hóa.

 

Khánh Ly

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Cơ hội từ quá trình chuyển đổi đạt phát thải ròng bằng 0

Cơ hội từ quá trình chuyển đổi đạt phát thải ròng bằng 0

Ngày 8/1, tại Hà Nội, Tổ chức nghiên cứu BloombergNEF và Ngân hàng HSBC Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Giới thiệu báo cáo “Quá trình chuyển đổi đạt phát thải ròng bằng 0 – Cơ hội cho Việt Nam”.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

Hoàn thiện cơ sở pháp lý phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

Để triển khai các hoạt động trao đổi tín chỉ các-bon trong nước và ra nước ngoài trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan đang khẩn trương hoàn thiện hành lang cơ sở pháp lý, trong đó, tập trung sửa đổi quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn và xây dựng Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.

Công nghệ khí hậu giúp chuyển đổi đô thị xanh

Các khu đô thị đóng góp 70% khí thải CO2 và tiêu tốn 75% năng lượng toàn cầu. Tỷ lệ này dự kiến tiếp tục tăng do quá trình đô thị hoá nhanh chóng. Theo dự đoán, đếnnăm 2050, hơn 2/3 dân số toàn cầu, tương ứng với khoảng 6,5 tỷ người, sẽ sống tại đô thị, tạo áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm tăng nhu cầu về năng lượng và trầm trọng thêm “dấu chân môi trường” của các thành phố.

Người đang online: 2

Lượt truy cập: 42,279

Chung nhan Tin Nhiem Mang