Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Ban hành bộ chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

11:00 10/01/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Bộ TN&MT vừa ban hành Thông tư 52/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2/2025.

Thông tư quy định rõ bộ chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được cấu trúc thành hai nhóm: Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường biển và hải đảo.

Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo gồm: năng lực quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo; Bảo vệ chất lượng môi trường biển, hải đảo; Bảo vệ hệ sinh thái biển, hải đảo.

Trong đó, tiêu chí Năng lực quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo gồm 6 chỉ số: Tỷ lệ siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn đã có quy định, cam kết, kế hoạch hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy sinh học; Tỷ lệ số trạm quan trắc môi trường nước tự động, liên tục đã được đầu tư, đang vận hành tại các khu vực biển và hải đảo; Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ven biển lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật; Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường biển và hải đảo; Tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường biển và hải đảo thông qua đường dây nóng; Tỷ lệ số lượng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

 Thông tư quy định các địa phương công bố công khai kết quả đánh giá trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình.

Đối với tiêu chí Bảo vệ chất lượng môi trường biển, hải đảo gồm 10 chỉ số: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại cấp quận, huyện ven biển; Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phát sinh nước thải từ 50 m3 /ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại cấp quận, huyện ven biển; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại cấp quận, huyện ven biển; Tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại cấp quận, huyện ven biển; Tỷ lệ cơ sở khám chữa bệnh đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại cấp quận, huyện ven biển; Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định tại cấp quận, huyện ven biển; Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại cấp quận, huyện ven biển; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường tại cấp quận, huyện ven biển; Tỷ lệ các cơ sở có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật; Tỷ lệ các cảng biển, cảng cá có hệ thống tiếp nhận và xử lý chất thải sinh hoạt, dầu cặn từ các phương tiện trên biển.

Đối với tiêu chí Bảo vệ hệ sinh thái biển, hải đảo gồm 7 chỉ số: Tỷ lệ diện tích của các khu bảo tồn biển đã được thành lập trên tổng diện tích quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Tỷ lệ diện tích rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển được trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp; Diện tích rừng tự nhiên ven biển (rừng ngập mặn, rừng phòng hộ) bị cháy, chặt phá, chuyển đổi, sạt lở; Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ven biển có xử lý nước thải trước khi xả nước thải ra khu bảo tồn biển, khu vực bãi tắm, danh lam thắng cảnh ven biển theo quy định; Tỷ lệ diện tích các khu nuôi trồng thủy hải sản đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của các quận, huyện ven biển; Số lượng các hình thức khai thác thủy sản mang tính hủy diệt đã được phát hiện và ngăn chặn, xử lý; Số lượng các sự cố môi trường biển được kịp thời ứng phó, ngăn chặn.

Về tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường biển và hải đảo gồm: Chất lượng môi trường nước biển; Chất lượng các hệ sinh thái ven biển; Sự tham gia của người dân trong các hoạt động bảo vệ môi trường biển và hải đảo

Thông tư quy định UBND cấp tỉnh gửi Hồ sơ đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hàng năm của địa phương mình về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/1 năm sau để xin ý kiến trước khi phê duyệt và công bố.

Đồng thời, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo theo quy định của Thông tư này, công bố công khai kết quả đánh giá trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình và gửi kết quả đánh giá kèm theo hồ sơ đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo về Bộ TN&MT.

Thùy An

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Cà Mau: Nâng cao nhận thức cộng đồng ngư dân về quản lý rác thải nhựa đại dương

Cà Mau: Nâng cao nhận thức cộng đồng ngư dân về quản lý rác thải nhựa đại dương

Sở TN&MT Cà Mau vừa có Báo cáo số 09/BC-STNMT gửi Bộ TN&MT về kết quả thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.
Khánh Hòa: Phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường

Khánh Hòa: Phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, với phương châm không đánh đổi môi trường bằng sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trước mắt. UBND tỉnh Khánh Hòa đã luôn quan tâm chỉ đạo và có nhiều biện pháp, chính sách cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tỉnh nhằm triển khai các giải pháp phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường vì một tương lai xanh.

Tạo bước đột phá mới trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu về biển, mạnh về biển

Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên biển và hải đảo theo cách tiếp cận tổng hợp, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo và vùng. Đây là hai quy hoạch lần đầu tiên được lập ở Việt Nam, là quy hoạch đa ngành, tích hợp, có ý nghĩa chiến lược toàn diện, định hướng cho các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian biển theo hướng bền vững.

Người đang online: 1

Lượt truy cập: 42,279

Chung nhan Tin Nhiem Mang