Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Cà Mau: Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ

16:02 05/02/2025

Chọn cỡ chữ A a  

UBND tỉnh Cà Mau vừa có quyết định về việc phê duyệt chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ tỉnh Cà Mau giai đoạn 2022 - 2027, định hướng đến năm 2030 (chương trình).

 Phạm vi của chương trình được thực hiện trên toàn vùng bờ của tỉnh Cà Mau, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển với tổng diện tích khoảng 4.284,07 km2. Trong đó: Vùng đất ven biển, có diện tích 1.845,67 km2, gồm 23 xã, thị trấn giáp biển thuộc 06 huyện: Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Trần Văn Thời và U Minh; vùng biển ven bờ, với diện tích 2.438,4 km2, có ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm một khoảng cách 06 hải lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, công bố.

Việc thực hiện chương trình nhằm tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ tỉnh Cà Mau theo cách tiếp cận tổng hợp; bảo vệ, bảo tồn các giá trị tự nhiên, sinh thái, văn hóa gắn với cải thiện sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hướng tới phát triển bền vững. 

Đồng thời, củng cố, hoàn thiện nội dung Trung ương giao tỉnh cụ thể hóa để thực hiện thể chế, chính sách, nhằm nâng cao hiệu quả điều phối, phối hợp giữa các cấp, ngành ở địa phương trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ của tỉnh. Tăng cường năng lực, nhận thức về quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ; huy động sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của cộng đồng dân cư ven biển và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng bờ tỉnh Cà Mau. 

Giảm các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên, kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an ninh - quốc phòng; tăng khả năng chống chịu, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở vùng bờ; kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng bờ. Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc quản lý, chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ tại địa phương.

K.Linh

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Xây dựng Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Xây dựng Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của Cục Cục Biển và Hải đảo Việt Nam là nghiên cứu, rà soát, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách hành chính, thúc đẩy phát triển, trong đó sẽ xây dựng Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Cà Mau: Nâng cao nhận thức cộng đồng ngư dân về quản lý rác thải nhựa đại dương

Cà Mau: Nâng cao nhận thức cộng đồng ngư dân về quản lý rác thải nhựa đại dương

Sở TN&MT Cà Mau vừa có Báo cáo số 09/BC-STNMT gửi Bộ TN&MT về kết quả thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.

Ban hành bộ chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

Bộ TN&MT vừa ban hành Thông tư 52/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2/2025.

Người đang online: 2

Lượt truy cập: 103,496

Chung nhan Tin Nhiem Mang