Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Khánh Hòa: Phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường

09:15 10/01/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, với phương châm không đánh đổi môi trường bằng sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trước mắt. UBND tỉnh Khánh Hòa đã luôn quan tâm chỉ đạo và có nhiều biện pháp, chính sách cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tỉnh nhằm triển khai các giải pháp phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường vì một tương lai xanh.

Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ có diện tích tự nhiên là 5.197km2 (kể cả các đảo, quần đảo), với vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và xa bờ, trong đó quần đảo Trường Sa có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tếxã hội cũng như an ninh quốc phòng.

Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời, đã lồng ghép nội dung Nghị quyết số 36-NQ/TW vào các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 –2025. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy…

Ngoài ra, với lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên cho phát triển kinh tế biển của địa phương, Trung ương đã ban hành các chính sách trong đó có nội dung liên quan đến thúc đẩy và phát triển kinh tế biển hiện nay. Cụ thể: Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 55/2022/QH15 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/8/2022, trong đó có nội dung xây dựng phát triển kinh tế biển theo hướng phát triển nuôi trồng, khai  thác, chế biến hải  sản, nhất là nuôi biển công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Khánh Hòa chú trọng phát triển bền vững kinh tế biển

Theo Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa, những chủ trương, chính sách trên đã mở ra cơ hội mới và tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh, nhất là kinh tế biển. Kết cấu hạ tầng vùng biển và đô thị ven biển từng bước được đầu tư. Hệ thống điện lưới quốc gia ven biển đã được chú trọng đầu tư, cải tạo và nâng cấp. Công tác bảo vệ môi trường thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, tài nguyên và môi trường biển ổn định. Điều kiện sống của người dân vùng biển từng bước được cải thiện; phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng an ninh vùng biển; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo, an ninh biển đảo được giữ vững.  Công tác phối hợp, gắn kết với các tỉnh bạn ở khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung trong thời gian qua cũng được phát triển và tăng cường.

Bên cạnh đó, tỉnh đã đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển kinh tế đảo tại các xã đảo phù hợp với lợi thế vùng đảo của tỉnh như: du lịch, dịch vụ biển, nuôi trồng và khai thác hải sản... Trong đó, du lịch biển đảo theo hướng sinh thái kết hợp với bảo vệ môi trường. Ngoài ra, tỉnh luôn luôn đề cao công tác truyền thông liên quan đến biển và hải đảo; nâng cao nhận thức của người dân và định hướng cho người dân, các tổ chức trong hoạt động phát triển kinh tế gắn liền với biển đảo nhưng luôn đảm bảo công tác bảo vệ môi trường…

Về định hướng trong giai đoạn mới với lợi thế về biển và phát triển kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa, Sở TN&MT cho biết, nội dung này đã được UBND tỉnh cùng các ngành, cơ quan chuyên môn và các địa phương trên địa bàn tỉnh nhìn nhận, đánh giá, nghiên cứu và đưa vào quy hoạch tỉnh Khánh Hòa, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 29/3/2023. 

Trong đó mục tiêu nhằm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa theo hướng đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế trên cơ sở tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế để phát triển với kinh tế biển là nền tảng; công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, dịch vụ logistics, phát triển đột phá vùng ven biển. 

Đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển.

Bên cạnh đó, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học -công nghệ, nhất là các lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế biển như hải dương học, công nghệ đại dương, công nghệ sản xuất giống thủy sản, công nghệ nuôi trồng và chế biến thủy sản, vaccine và sinh phẩm y tế, ứng dụng công nghệ vào dịch vụ du lịch... 

Tầm nhìn đến năm 2050, Khánh Hòa là một trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước; là đô thị thông minh, thân thiện với môi trường, bản sắc, ngang tầm khu vực Châu Á; phấn đấu trở thành một trong những đô thị ven biển thu hút khách du lịch và có môi trường đáng sống hàng đầu của châu Á với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại…

Trường An

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Cà Mau: Nâng cao nhận thức cộng đồng ngư dân về quản lý rác thải nhựa đại dương

Cà Mau: Nâng cao nhận thức cộng đồng ngư dân về quản lý rác thải nhựa đại dương

Sở TN&MT Cà Mau vừa có Báo cáo số 09/BC-STNMT gửi Bộ TN&MT về kết quả thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.

Ban hành bộ chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

Bộ TN&MT vừa ban hành Thông tư 52/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2/2025.

Tạo bước đột phá mới trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu về biển, mạnh về biển

Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên biển và hải đảo theo cách tiếp cận tổng hợp, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo và vùng. Đây là hai quy hoạch lần đầu tiên được lập ở Việt Nam, là quy hoạch đa ngành, tích hợp, có ý nghĩa chiến lược toàn diện, định hướng cho các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian biển theo hướng bền vững.

Người đang online: 2

Lượt truy cập: 42,279

Chung nhan Tin Nhiem Mang