Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Đảm bảo khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ

15:18 10/01/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Năm 2024, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khẳng định vai trò then chốt trong việc cung cấp thông tin địa lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Nổi bật, trong năm qua, Cục đã hoàn thành xây dựng 6 Thông tư, vượt tiến độ một Thông tư so với kế hoạch đặt ra, đảm bảo khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động quản lý, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ. Bên cạnh đó, Cục đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Đắk Lắk, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý​, đồng thời hỗ trợ các địa phương trong việc giải quyết các vấn đề về địa giới hành chính.

Công tác dịch vụ công trực tuyến, tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tiếp tục là điểm sáng trong năm 2024 khi Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đã xử lý hơn 8.200 hồ sơ cung cấp thông tin dữ liệu về đo đạc và bản đồ; cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho 230 tổ chức, trong đó hơn 7.100 hồ sơ được giải quyết trực tuyến. Hoạt động này không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp mà còn góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý về đo đạc bản đồ.

Hoàn thiện hành lang pháp lý đo đạc bản đồ

Bên cạnh việc hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, Cục cũng tập trung nguồn lực triển khai các đề án, dự án, nhiệm vụ chuyên môn được Chính phủ giao; tích cực chủ động phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các văn kiện pháp lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia theo Nghị định thư phân giới, cắm mốc và Hiệp định về quy chế quản lý biên giới;…

Bước sang năm 2025, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật góp phần đảm bảo khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ tại các địa phương.

Cùng với đó, Cục cũng sẽ thực hiện các dự án bổ sung, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia ở các tỷ lệ hiện đại đồng bộ, thống nhất trong cả nước trên đất liền, vùng biển và hải đảo Việt Nam phục vụ xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương.

Đồng thời, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đã được Chính phủ và Bộ giao theo đúng kế hoạch; tiếp tục làm tốt công tác biên giới, địa giới và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Việt Khang

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)

Hành trình từ bản đồ giấy đến bản đồ số

65 năm qua, ngành Đo đạc và Bản đồ đã trở thành ngành quản lý quan trọng nhằm xác định địa giới, biên giới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình thành lập bản đồ địa hình quốc gia

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình thành lập bản đồ địa hình quốc gia

Bộ TN&MT vừa ban hành Thông tư 24/2024/TT/BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, ký hiệu QCVN 81:2024/BTNMT. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/5/2025.

Công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế trong lĩnh vực đo đạc bản đồ

UBND tỉnh Bắc Giang và UBND tỉnh Hà Nam vừa công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Người đang online: 109

Lượt truy cập: 42,279

Chung nhan Tin Nhiem Mang