Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Đưa 3 công trình thủy lợi vào danh mục liên quan đến an ninh quốc gia

08:23 05/12/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 1502/QĐ-TTg về việc đưa 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Ba công trình thủy lợi gồm hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa; hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên-Huế; hồ chứa nước Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước được đưa vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Về công trình hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa, đối với đập chính, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ CĐ01 đến CĐ60.

Đối với đập tràn, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ đầu kênh dẫn thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu và vai tràn theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ CĐ01 đến CĐ60.

Đối với đập phụ, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ DC01 đến DC32, từ HC01 đến HC42 và từ BT01 đến BT18.

Công trình thủy lợi Hồ Dầu Tiếng

Về công trình hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đối với đập chính, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ ANQG-69 đến KDC-ANQG-9.

Đối với đập tràn, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ mép ngoài các trụ pin về phía lòng hồ; phía hạ lưu tràn xả lũ theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ KDC-ANQG-1 đến ANQG-65.

Đối với đập phụ, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ chân đập trở ra gồm các mốc từ PC-1 đến PC-50 và từ PC71 đến PC-90.

Về công trình hồ chứa nước Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, đối với đập chính, phía thượng lưu và hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ chân đập trở ra. Đối với đập tràn, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ tường cánh về phía lòng hồ; phía hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ tường cánh tràn xả lũ, 50m tính từ vai tràn trở ra mỗi bên.

Đối với đập phụ, phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, đo theo khoảng cách thực tế từ chân đập hạ lưu đến hết mép đường nhựa ĐT781.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ, đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ, tổ chức phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn của công trình; triển khai lực lượng, phương tiện đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn cho công trình trong quá trình quản lý, khai thác.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, thống nhất cấp giấy phép và kiểm tra việc thực hiện giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định tại Pháp lệnh số 32/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ xử lý vướng mắc về quản lý, khai thác và bảo vệ hồ chứa thủy lợi quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; dự toán kinh phí, cắm mốc bổ sung (nếu cần) phạm vi hành lang bảo vệ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân các tỉnh Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế, Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan cấp giấy phép và quản lý các hoạt động của tổ chức, cá nhân trong phạm vi bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật về thủy lợi, bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, tài nguyên nước, môi trường và Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ.

Minh Khang

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Kéo dài thời gian tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia

Kéo dài thời gian tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia

Ngày 27/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1670/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1383/QĐ-TTg ngày 04/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025.

Ra mắt Trung tâm thông tin và dữ liệu Mê Công

Nhằm nâng cao vai trò của sông Mê Công đối với sự phát triển của khu vực Đông Nam Á, cũng như tầm quan trọng trong hợp tác quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới; mới đây, Ủy hội sông Mê Công quốc tế đã chính thức khai trương Trung tâm thông tin và dữ liệu Mô Công.

Họp Hội đồng thẩm định kịch bản nguồn nước lưu vực sông Mã và lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng

Chiều 26/12, tại Hà Nội, Cục Quản lý tài nguyên nước tổ chức cuộc họp Hội đồng thẩm định kịch bản nguồn nước hai lưu vực sông Mã và lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng. Tham dự cuộc họp có các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực tài nguyên nước; đại diện các đơn vị khai thác, sử dụng nước trên các lưu vực sông trên.

Người đang online: 2

Lượt truy cập: 42,279

Chung nhan Tin Nhiem Mang