Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Công nghệ viễn thám - Mở lối ra cho tín chỉ các-bon rừng

09:08 24/09/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Lần đầu tiên công nghệ viễn thám được sử dụng để tính toán chính xác và minh bạch lượng các-bon rừng, một bước tiến quan trọng trong việc phát triển dự án quản lý rừng bền vững giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động phá rừng.

Bảo vệ rừng - nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu
Hiện nay, bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên rừng không chỉ là nhiệm vụ của một quốc gia mà đã trở thành nhiệm vụ toàn cầu. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ và lưu giữ các-bon, duy trì sự cân bằng của khí quyển. Bảo vệ rừng không chỉ là cách hiệu quả nhất để đối phó với biến đổi khí hậu mà còn là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Theo đại diện Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhân định, phát triển các dự án tín chỉ các-bon rừng là cơ hội lớn cho các đơn vị quản lý và bảo vệ rừng tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà nhu cầu đối với loại hình tín chỉ này đang rất lớn trên thị trường các-bon. Vì vậy, việc phát triển thị trường tín chỉ các-bon rừng ở Việt Nam không chỉ đúng với xu hướng của thế giới mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xanh.
Với độ phủ trùm của ảnh viễn thám lớn, công nghệ viễn thám được sử dụng để thu thập, xây dựng dữ liệu cho công tác bảo vệ rừng

 

Việc xác minh tín chỉ các-bon rừng là quá trình xác nhận và kiểm tra tính hợp lệ của lượng khí thải các-bon được hấp thụ và lưu giữ bởi các khu rừng hoặc hệ sinh thái rừng. Đây là một phần quan trọng của các chương trình giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng REDD+, trong đó các quốc gia hoặc tổ chức có thể nhận được tiền thưởng hoặc hỗ trợ tài chính từ các quỹ hoặc tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và quản lý rừng nhằm giảm thiểu khí thải các-bon và thúc đẩy phát triển bền vững.
Xác định tín chỉ các-bon qua ảnh vệ tinh
Thời gian qua, việc theo dõi và quản lý tài nguyên rừng là một nhiệm vụ quan trọng và phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều công nghệ hiện đại. Trong đó, ảnh viễn thám đã và đang trở thành một công cụ đắc lực, mang lại hiệu quả cao trong giám sát và bảo vệ rừng.
Theo ông Lê Quốc Hưng, Phó Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia, công nghệ viễn thám được ứng dụng mạnh mẽ trong việc giám sát và xác minh tín chỉ các-bon rừng bởi khả năng quan sát toàn cầu, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đa dạng dữ liệu, độ chính xác cao và khả năng cập nhật liên tục của nó. Cụ thể, công nghệ viễn thám có khả năng thu thập dữ liệu trên quy mô lớn, từ các khu vực rừng địa phương đến cả quy mô toàn cầu. Điều này cho phép theo dõi và đánh giá tình trạng của rừng trên diện rộng và xác định các vùng rừng có tiềm năng trong việc hấp thụ các-bon.
Không chỉ vậy, ông Lê Quốc Hưng cho rằng, ảnh vệ tinh viễn thám đóng vai trò then chốt trong việc xác minh tín chỉ các-bon, cung cấp một phương tiện đáng tin cậy và hiệu quả để giám sát các hệ sinh thái rừng trên trái đất. Ảnh vệ tinh cho phép phát hiện và theo dõi sự thay đổi theo thời gian trong đất đai, cây trồng bằng cách ghi lại một danh sách các tham số sinh học khí hậu như độ ẩm đất, việc thay đổi mục đích sử dụng đất, giám sát sự phát triển cây, theo dõi phá rừng, ước lượng lượng sinh khối, bảo tồn tự nhiên…
Giao diện hệ thống theo dõi diễn biến rừng triển khai tại Quảng Nam và Thừa Thiên Huế
Đặc biệt, sự kết hợp giữa hình ảnh vệ tinh, trí tuệ nhân tạo (AI) và khoa học môi trường giúp nhận biết và phân loại loại cây cũng như đánh giá mức độ mật độ rừng và thay đổi của rừng qua thời gian thực thông qua việc phân tích dữ liệu vệ tinh liên tục, giúp phát hiện kịp thời các hoạt động phá rừng và mất rừng, từ đó giảm thiểu thất thoát các-bon và đảm bảo tính bền vững của rừng.
Nhìn vào tương lai, các chuyên gia viễn thám nhận định, sự phát triển trong công nghệ vệ tinh mang lại hứa hẹn lớn cho việc giám sát môi trường và xác minh tín chỉ các-bon trong hệ sinh thái rừng ở Việt Nam. Sự tiến bộ trong công nghệ cảm biến được dự kiến sẽ cải thiện độ chính xác và chi tiết của dữ liệu môi trường. Sự tích hợp của trí tuệ nhân tạo với dữ liệu vệ tinh có thể làm tăng hiệu quả phân tích và diễn giải các thay đổi môi trường và hệ sinh thái rừng.
Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát và xác minh tín chỉ các-bon rừng ở Việt Nam không chỉ mang lại những kết quả quan trọng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, mà còn hỗ trợ ra quyết định chính sách và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả hơn.

Việt Khang

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Quy định kỹ thuật vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia

Quy định kỹ thuật vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia

Bộ TN&MT vừa ban hành Thông tư số 41/2024/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia. Thông tư có hiệu lực từ ngày 18/2/2025.
Công nghệ viễn thám: Quản lý tài nguyên môi trường hiện đại, hiệu quả và bền vững

Công nghệ viễn thám: Quản lý tài nguyên môi trường hiện đại, hiệu quả và bền vững

Công nghệ viễn thám đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, phát triển hạ tầng và tăng cường ứng dụng viễn thám là hướng đi đúng đắn, góp phần xây dựng nền tảng quản lý tài nguyên và môi trường hiện đại, hiệu quả và bền vững.
Giám sát nhanh bằng công nghệ viễn thám

Giám sát nhanh bằng công nghệ viễn thám

Thực hiện nhiệm vụ “Vận hành hệ thống Sentinel Asia giám sát thiên tai trên lãnh thổ Việt Nam”, Cục Viễn thám quốc gia đã chủ động thực hiện các công đoạn chuẩn bị dữ liệu nền (bản đồ nền, ảnh trước thiên tai, lập sơ đồ quản lý, lưu trữ...) nhằm sẵn sàng dữ liệu phục vụ sản xuất bản đồ giám sát nhanh hiện trạng và diễn biến ngập lụt và lập báo cáo giám sát trong trường hợp có thiên tai xảy ra.

Người đang online: 3

Lượt truy cập: 42,279

Chung nhan Tin Nhiem Mang