Sign In
Bộ tài nguyên và môi trường

Ministry of natural resources and environment

Cách động vật thích ứng và chung sống với con người

08:00 08/01/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Từ những ngọn núi cao nhất đến độ sâu của đại dương, ảnh hưởng của con người đã chạm đến mọi nơi trên hành tinh Trái đất. Nhiều loài thực vật và động vật đang có những cách “tiến hoá” khác nhau để thích nghi và sống chung với con người.

Một ví dụ đáng chú ý là trong cuộc Cách mạng Công nghiệp, loài bướm đêm, từng có 2 màu đen trắng đan xen, chuyển sang màu đen tuyền. Bằng sự thay đổi này, những con bướm đêm đen đã ngụy trang trên những cái cây phủ đầy bồ hóng, sống sót để truyền gen của chúng cho thế hệ tiếp theo.

Khi ảnh hưởng của con người mở rộng, thế giới tự nhiên có những cách “kỳ lạ” để thích nghi.

Cây gỗ gụ co thân 

Gỗ gụ được ví là một trong những loại gỗ xa xỉ, với độ bền cao và khả năng chống mục nát. Bởi vậy, những cây lớn nhất, trụ cột quan trọng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới, đã bị san phẳng để lấy gỗ, với số lượng giảm hơn 70% ở một số quốc gia kể từ năm 1970. Tuy nhiên, hiện nay, chúng đang sinh trưởng và phát triển dưới một hình thức khác để tiếp tục tồn tại. Tiến sĩ Malin Rivers, một nhà bảo tồn của Vườn thực vật quốc gia Botanic (Anh quốc) cho biết.

Theo TS. Malin Rivers, loài gỗ gụ to lớn hầu như đã tuyệt chủng về mặt thương mại tuy nhiên loại này vẫn còn tồn tại và phân bố ở nhiều khu vực dưới một kích thước nhỏ hơn nhiều so với tổ tiên của nó. 

Ảnh: Alamy

Theo bà Rivers, mặc dù cây gụ từng phát triển đến trên 20 mét, nhưng hiện nay, gỗ gụ tồn tại dưới dạng cây bụi nhỏ hơn, có ít giá trị thương mại. Khi những cây lớn nhất bị chặt đi, chúng không thể sinh sản và chia sẻ nguồn gen đa dạng của mình, thúc đẩy sự phát triển cao của loài.

Sao biển sống trong chai bia

Được các nhà khoa học mô tả lần đầu tiên vào năm 2018, Astrophiura caroleae, một loài sao biển mới, được tìm thấy ở độ sâu khoảng 300 mét ngoài khơi bờ biển Curaçao ở Caribe. Sinh vật hình ngũ giác này, họ hàng của sao biển, được Tiến sĩ David Pawson, người phụ trách lâu năm về động vật da gai của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (NHM), phát hiện trong một chuyến thám hiểm dưới biển và thu thập. 

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng loài này thích sống ở những nơi kỳ lạ. 

Tiến sĩ Hugh Carter, một chuyên gia về sao biển tại NHM, cho biết: "Các mẫu vật sống chỉ được quan sát thấy sống trong vỏ chai Heineken bị vứt đi ở độ sâu khoảng 300 mét dưới biển”.

"Điều thú vị là các loài khác thuộc chi này vốn thích sống ở nền cứng – chủ yếu trên đá – thì hiện nay lại trú ẩn trong các các mảnh vụn, vỏ chai do con người vứt xuống”, ông nói thêm. 

Ốc sên vỏ nhạt

Qua hình ảnh chụp ốc sên ấn nấp trong lùm cây do các nhà khoa học Hà Lan thu thập, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ốc sên sống trong trung tâm các thành phố có lớp vỏ màu nhạt hơn. 

Theo các nhà khoa học, sự thay đổi này để thích nghi với mức nhiệt độ ấm hơn ở các thành phố, có thể cao hơn tới 8 độ C so với môi trường nông thôn. 

Ảnh: Alamy

Giáo sư Menno Schilthuizen, một nhà sinh học tiến hóa người Hà Lan, cho biết: "Những con ốc sên bên trong vỏ sẫm màu có xu hướng phải chịu mức nhiệt nóng hơn và có nguy cơ tử vong khi quá nóng. Do đó, việc màu vỏ nhạt sẽ giúp ốc sên không bị nóng quá vào những ngày hè nhiệt độ cao kỷ lục ở thành phố".

Chim én cánh ngắn 

Chim én vách đá ở phía tây nam Nebraska, thường làm tổ dưới gầm cầu, thường xuyên bị ô tô chạy qua đâm phải. Nhưng một nghiên cứu dài hạn được công bố vào năm 2013 phát hiện ra rằng loài chim này đã thích nghi với nguy cơ bị đâm bằng cách phát triển đôi cánh ngắn hơn. 

Đôi cánh ngắn hơn khiến loài chim này nhanh nhẹn hơn, cho phép chúng tránh được phương tiện giao thông đang lao nhanh đến gần, trong khi những loài chim có đôi cánh dài hơn có nhiều khả năng bị giết hơn. 

"Giống như sự khác biệt giữa máy bay do thám U2 và máy bay chiến đấu", theo bà Mary Bomberger Brown, thuộc Đại học Nebraska-Lincoln, người đứng đầu nghiên cứu.

Voi mất ngà 

Trong cuộc nội chiến Mozambique, nạn săn trộm khiến số lượng voi thảo nguyên châu Phi giảm hơn 90% tại công viên quốc gia Gorongosa. Với quần thể hiện đang phục hồi và là một trong những ví dụ quan trọng nhất về sự phục hồi toàn cầu, nhiều con voi cái đã phát triển với vẻ ngoài không có ngà. Bằng cách này, chúng có thể tự bảo vệ và tránh bị những kẻ săn trộm nhắm đến. Sự thay đổi tương tự cũng đã được ghi nhận ở Tanzania.

Ảnh: Alamy 

Tanya Smith, cố vấn cấp cao tại WWF-UK, cho biết: “Một sự thích nghi đáng buồn để ứng phó với áp lực tàn phá của nạn săn trộm trong những thập kỷ trước là sự gia tăng tỷ lệ voi châu Phi sinh ra với ngà ngắn hơn hoặc không có ngà. Một ví dụ thảm khốc về cách áp lực của con người có thể khiến voi mất đi một trong những thứ khiến chúng trở nên mang tính biểu tượng như vậy.”

Minh Hạnh (Tổng hợp từ The Guardian)

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
6 xu hướng khai khoáng bền vững trong năm 2025

6 xu hướng khai khoáng bền vững trong năm 2025

Khi các ngành công nghiệp toàn cầu nỗ lực hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường, ngành khai khoáng cũng có những bước chuyển đổi để phù hợp với xu thế. Theo đó, các công ty khai khoáng đang áp dụng những chiến lược sáng tạo để thúc đấy ngành công nghiệp bền vững.
EPA yêu cầu các lò đốt rác thải đô thị giám sát khí thải độc hại

EPA yêu cầu các lò đốt rác thải đô thị giám sát khí thải độc hại

Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) sắp tới sẽ yêu cầu các lò đốt rác thải đô thị thực hiện giám sát khí thải nguy hại.
EPR – Nhiều điểm mới được sửa đổi phù hợp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp

EPR – Nhiều điểm mới được sửa đổi phù hợp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp

Chính phủ đã ban hành 05/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Trong đó, có nhiều quy định mới về Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) mà doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhập khẩu cần lưu ý.

Người đang online: 158

Lượt truy cập: 47,253

Chung nhan Tin Nhiem Mang